18 May 2012

QUI TRÌNH KỸ THUẬT
SẢN XUẤT GIỐNG CÁ SẶC RẰN
 I. Đặc điểm sinh học
- Cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis)  là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, thit cá thơm ngon và được nhiều người ưa thích. Cá phân bố sinh sản tự nhiên trong ao, mương, kênh, rạch, rừng tràm và ruộng lúa. Cá thích sống ở những thủy vực có nhiều cây cỏ thủy sinh với nhiều chất hữu cơ.
- Cá có cơ quan hô hấp khí trời (gọi là Mê lộ) nên sống được ở điều kiện nước có oxy thấp.
- Cá cũng có khả năng chịu đựng được môi trường nước bẩn, cũng như môi trường có độ pH thấp (pH dao động từ 4-4,5). pH thích hợp cho cá phát triển là 6.5-8.
- có thể chịu đựng được nhiệt độ từ 11-390C. Nhiệt độ thích hợp cho cá từ 24-300C.
- Trong điều kiện nhiệt độ 28-300C trứng thụ tinh và nở sau 24-26 giờ. Cá sau khi nở sẽ dinh dưỡng bằng noãn hoàng 2,5-3 ngày. Lúc này cá nổi trên mặt nước. Khi tiêu hết noãn hoàng, cá con di chuyển xuống lớp nước dưới để kiếm mồi.
- Thức ăn cho cá con ban đầu là động vật phiêu sinh cở nhỏ như: Trứng nước, luân trùng, các chất hữu cơ lơ lững trong nước, tảo phù du. Cá càng lớn sử dụng càng nhiều loại thức ăn hơn, khi trưởng thành cá ăn thiên về thực vật. Cá có chiều dài tối đa 25 cm. Cá sặc rằn chậm lớn, sau 2 năm nuôi cá đạt trọng lượng 140-180g/con. Khi nuôi trong ao có thể cho ăn bổ sung thêm các loại thức ăn như: cám, phân động vật, bèo và các phụ phế phẩm khác.
-  Mùa vụ sinh sản tự nhiên của sặc rằn thường từ tháng 4 đến tháng 10. Sức sinh của i từ 200.000-300.000 trứng/1kg cá cái. Một năm có thể đẻ 3-4 lần, thời gian tái thành thục là 25-30 ngày.
- Cá thành thục sinh dục khoảng 7 tháng tuổi, trọng lượng từ 70-100g. Cá đực có vây lưng dài và nhọn, thân hình thon, bụng nhỏ. Ngược lại con cái có có vây lưng tròn và ngắn, thường không vượt quá cuống vây đuôi. Bụng cá lúc mang trứng căng tròn, nhìn thẳng vuông gốc với vị trí đầu, bụng cá có hình chữ U. Trong tự nhiên cá đẻ trong ruộng lúa, ao nuôi nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh. Khi sinh sản, cá đực và cá cái bắt cặp tìm nơi có nhiều cây cỏ thủy sinh, ven bờ và kín đáo. Con đực làm tổ bằng nước bọt dưới những tán hay lùm của cây cỏ. Sau đó cá đực đưa cá cái đến gần tổ và cong mình ép cá cái đẻ trứng vào trong tổ. Trứng cá thuộc trứng nổi do có giọt dầu lớn. Những trứng rơi vãi ra ngoài được cá đực gom lại và đưa vào tổ. Sau khi cá đẻ xong, cá đực bảo vệ trứng chống những cá khác xâm nhập vào tổ, ngay cả cá cái. Trong sinh sản nhân tạo, cá đẻ thường được kích thích bằng kích dục tố.
II. KỸ THUẬT SINH SẢN CÁ SẶC RẰN
    1. Chọn cá bố mẹ
Vào đầu mùa mưa, khi cá đã thành thục sinh dục, sẳn sàng đẻ trứng thì bắt cá cho đẻ. Quá trình chọn cá bố mẹ cho sinh sản như sau:
            - Chọn những cá bố mẹ khỏe mạnh, đồng đều, không xây xát, không dị tật, kích cỡ từ 70-100gr/con.
- Cá cái: bụng to mềm, lỗ hậu môn lồi và có màu hồng, phần mềm tia vi lưng ngắn không chạm tới gốc vi đuôi.
- Cá đực: màu sắc sặc sỡ, phần tia mềm vi lưng dài khỏi gốc vi đuôi.
    2. Nuôi vỗ bố mẹ trong vèo
  a. Chuẩn bị vèo nuôi vỗ
- Vèo nuôi vỗ có kích cỡ là: 2 x 5x 2m2; 3 x5 x 2m2; hoặc 3 x 6 x 2m2...
- Vèo được đặc ở những nơi có nguồn nước sạch
  b. Mật độ thả và mùa vụ thả
- Thả  8-10 con bố mẹ/m2. Ghép 1 đực với 1 i.
- Mùa vụ: Bắt đầu nuôi vỗ từ tháng 12 năm trước đến  tháng 3 năm sau.. 
  c. Cho ăn và quản lý ao
            Thức ăn nuôi vỗ là thức ăn công nghiệp dạng viên nổi 30% đạm ngoài ra ta có thể bổ sung thêm thức ăn xanh như: bèo cám, bèo hoa dâu.... Mỗi ngày cho ăn 2 lần (vào lúc sáng sớm và chiều mát) và cho ăn 2% tổng trọng lượng đàn cá/ngày.
    3. Kích thích cá sinh sản
   a. Dụng cụ cho cả đẻ
- Ông chích 1cc
- Bể nhựa 500 lít
- Lá sen hoặc lá môn để làm tổ cho cá đẻ
   b. Chuẩn bị cho cá đẻ
- Rửa sạch dụng cụ cho đẻ, lấy nước sạch với chiều sâu 40 cm.
- Mật độ thả: 4 cặp cá bố mẹ /bồn
- Lấy lá môn, hoặc lá sen úp trên mặt nước (mỗi cặp cá đẻ cần 1 lá để làm tổ).
    c. Cho cá đẻ
Dùng kích dục tố HCG + não thùy thể cá với liều lượng là 5000 UI HCG + 2 não thùy thể cá chép chích cho 1 kg cá cái và cá đực dùng bằng 1/3 liều cá cái. Tiêm vào gốc vi ngực và nghiên một gốc 450 so với thân cá. Tiêm xong cho cá vào bể đẻ. Sau khi chích thuốc khoảng 15-20 giờ cá sẽ đẻ trứng. Chờ cá đẻ xong, vớt trứng chuyển sang b khác để ấp.
  d. Ấp trứng cá
- Trước khi ấp trứng phải chuẩn bị nước 2-3 ngày. Nước ấp trứng phải được lọc kỹ và diệt khuẩn bằng thuốc tím 3ppm/m3, sau đó sục khi liên tục từ 2-3 ngày rồi cho nước vào bể ấp.
- Bể ấp có thể dùng bể composite, bể xi măng, thao... Rửa sạch bể, lấy nước vào với chiều sâu khoảng 40–60 cm. Trong thời gian ấp trứng, phải điều chỉnh sục khí để trứng cá không gom lại 1 chổ và định kỳ thay nước 1lần/ngày. Ở nhiệt độ 28-300C thời gian ấp 22-24 giờ thì trứng nở. Sau khi cá nở 48 giờ, chuyển cá xuống ao đất để ương thành cá giống.
III. KỸ THUẬT ƯƠNG CÁ GIỐNG TRONG AO ĐẤT
   1. Chuẩn bị ao ương
- Ao ương có diện tích tốt nhất từ 500-1.500m2, ao có dạng hình chữ nhật, có chiều dài gấp 2–3 lần chiều rộng. Độ sâu khoảng 1.2-1.5m, đáy phẳng hơi nghiêng về phía cống.
- Dọn cỏ bờ, tát cạn nước, dùng rễ dây thuốc cá để diệt cá tạp với liều lượng 0.2-0.3 kg/100m3, lấp kín các hang hốc.
- Dùng vôi bột bón xung quanh bờ ao và đáy ao để diệt khuẩn và cải tạo phèn, liều lượng từ 10-15kg/100m2. Sau đó phơi ao từ 2-3 ngày và cho nước vào qua lưới lọc. Bón phân vô cơ (DAP) 2kg/1.000m3 nước, trước khi bón phải ngâm phân cho tan hết, sau đó hòa vào nước tạt đều khắp mặt ao. Tiếp tục bón phân chuồng đã ủ hoai để tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá với liều lượng 15-20kg/100m2. Khoảng 1-2 ngày sau khi nguồn nước đã ổn định thì thả cá xuống ao ương.
   2. Kỹ thuật ương cá
  a. Mật độ ương và cách thức thả
- Ương cá với mật độ khoảng 400-600cá bột/m2.
- Thả cá lúc sáng sớm hoặc chiều mát. Trước khi thả, nên ngâm túi cá trong nước khoảng 10-15 phút để tránh cá bị sốc nhiệt, sau đó từ từ thả cá ra ngoài ao.
   b. Thức ăn
 Lượng thức ăn tính cho 100.000 con cá bột/ngày như sau:
- 10 ngày đầu tiên: 3 lòng đỏ trứng + 300g bột đậu nành chà nhuyễn, để sống hoặc nấu chín hoà với nước tạt đều khắp ao. Cho cá ăn 3-4 lần/ngày.
- Ngày thứ 11-20: 300g bột đầu nành + 300g m + 300g bột trộn đều hòa với nước tạt đều khắp ao, cho cá ăn ngày 2-3 lần.   
- Ngày thứ 21-30: 600g cám mịn + 600g bột cá rải đều khắp ao. Ngày cho ăn 2-3 lần.
- Ngày thứ 30-60: Cám mịn 50% + Bột cá 50%  rải đều khắp ao. Cho cá ăn từ 12-15% tổng trọng lượng cá trong ao/ngày.
- Thức ăn nên trộn thêm Vitamin C (40mg/kg thức ăn).
- Trong quá trình nuôi, phải thường xuyên theo dõi nước ao, nếu thấy dơ phải thay nước, mỗi lần thay từ 20- 30 % lượng nước trong ao.
   c. Thu hoạch
Sau khi ương 50-60 ngày, cá đạt kích cỡ khoảng 500–600 con/kg thì tiến hành thu hoạch đem nuôi thương phẩm hoặc bán cá giống. Trước khi thu hoạch 1 tuần, hằng ngày phải luyện cá bằng cách làm đụt nước ao. Dùng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ kéo cá, để tránh cá bị xây xát. Trong quá trình thu hoạch các thao tác phải thật nhanh và nhẹ nhàng tránh làm cá mệt, sẽ hao hụt nhiều trong vận chuyển.

No comments:

Post a Comment

Ghi ý kiến của bạn vào ô trống bên dưới.