18 May 2012

Nuôi cá sặc rằn

Nuôi cá sặc rằn có thể mang lại nguồn thu lớn cho nhà nông. thịt cá sặc rằn ăn chắc ngọt, thơm được nhiều người tiêu dùng trong nước ưa chuộng.
Đặc điểm sinh trưởng và phát triển
Cá sặc rằn sống ở nước ngọt nhưng có thể sống cả ở nước lợ. Cá có nhiều ở Thái Lan, Campuchia, Việt Nam và được di giống sang các nước khác.
Cá có cơ quan thở khí trời nên sống được ở điều kiện nước thiếu hoặc không có oxy, chất hữu cơ cao, cũng như môi trường pH thấp (pH = 4-4,5).
Nhiệt độ thích hợp cho cá từ 24-30oC, nhưng cá cũng có thể chịu đựng ở nhiệt độ từ 11 đến 39oC.
Cá thành thục và sinh sản lần đầu dưới 1 năm tuổi. Mùa sinh sản ngoài tự nhiên tập trung ở mùa mưa (tháng 5-9). Trong sinh sản nhân tạo các đẻ từ tháng 2 đến tháng 9. Cá sặc rằn có sức sinh sản cao, 1 kg cá cái có thể đẻ 200.000 - 300.00 trứng.
Trong điều kiện nhiệt độ của nước 28-30oC trứng thụ tinh và trở thành cá con sau 24-26 giờ. Sau khi nở cá con chỉ sử dụng chất dinh dưỡng từ noãn hoàng trong thời gian từ 2,5-3 ngày. Sau khi tiêu hết noãn hoàng cá di chuyển từ lớp nước trên xuống lớp nước dưới để kiếm mồi.
Cá ương trong ao đạt chiều dài 2-3 cm sau 30-35 ngày.
Chăm sóc nuôi dưỡng
Thức ăn cho cá lúc đầu là động vật trôi nổi cỡ nhỏ, các chất hữu cơ lơ lửng trong nước, tảo, phù du... Cá càng lớn sử dụng càng nhiều thức ăn, khi trưởng thành cá ăn tạp.
Nuôi cá ở ruộng lúa hay trong ao có sử dụng phân động vật làm thức ăn cá lớn rất nhanh, sau một năm nuôi ca đạt trọng lượng từ 50-80g/con. Sau 18 -24 tháng cá đạt trọng lượng 100-150g/con là cỡ cá thu hoạch tốt nhất.
Kỹ thuật sản xuất cá giống
Sản xuất cá giống tự nhiên: Cá bố mẹ được giữ trong ao hoặc trong đĩa (nên phủ 1/3-1/2 ai bằng rau muống) vào mùa khô (tháng 1-4) với mật độ khoảng 1kg/m2.
Cho ăn bằng cám mịn 80-90% trộn bột cá 10-20%, Milk for fish 1ml trộn 1 kg thức ăn, cho ăn bằng 2% trọng lượng cá mỗi ngày. Bèo cám cho ăn theo nhu cầu của cá.
Định kỳ cấp thêm nước vào ao để giữ môi trường trong sạch và kích thích sự phát dục của cá.
Vào đầu mùa mưa cuối tháng 4-5, cá thành thục sinh dục có thể để cá đẻ ngay trong ao nuôi hoặc chuẩn bị ruộng hoặc một ao khác bơm nước vào và mở cửa cống cho cá lên sinh sản. Trứng cá sau khi để ra có thể ấp và ương nuôi cá con ở đây hoặc vớt di chuỷen đi ương nơi khác.
Sinh sản nhân tạo:
Ao nuôi vỗ cá sặc rằn có diện tích 300-500m2, độ sâu 1-1,5 m, nên thả rau muống phủ 1/3 đến một nửa diện tích mặt nước ao để hạ bớt nhiệt độ vào mùa nắng và làm nơi trú ẩn cho cá. Chỉ nuôi một loại cá sặc rằn với mật độ cá 0,5-1 kg/m 2.
Thời gian nuôi vỗ bắt đầu từ tháng 2-3, khi nuôi vỗ nên áp dụng phương pháp bón phân hữu cơ kết hợp cho cá ăn tinh giống như qui trình nuôi cá chép, cá rô phi.
Vào đầu mùa mưa khi cá đã thành thục sinh dục thì cho cá đẻ theo các bước:
- Chuẩn bị bể cá đẻ: Có thể là bể xi măng, bể lót nilong hoặc có thể dùng thau, lu... Rửa sạch dụng cụ bằng thuốc sát trùng DISINA trước khi cho đẻ và lấy nước sạch với chiều cao 20-40 cm.
- Lấy lá môn hoặc lá sen úp trên mặt nước (mỗi cặp cá cần một lá làm tổ).
- Chọn cá bụng to mềm, lỗ hậu môn lồi và hồng, cá đực vuốt nhẹ cho tinh màu sữa chảy ra. Thường dùng hormon HCG chích cho cá, liều dùng với cá là 1.500 - 2.000 Ul/kg và cá đực dùng 1/3 liều cá cái. Sau khi chích thuốc từ 15 đến 19 giờ cá sẽ đẻ trứng. Chờ cho cá đẻ xong vớt trứng sang ấp nơi khác.
- Trong thời gian ấp trứng hàng ngày thay nước 1 lần, đồng thời vớt bỏ trứngung đi, sau khi cá nở 2,5-3 ngày chuyển cá xuống ao đất để ương thành cá giống.
-Khi ương cá sặc rằn cần cải tạo trước khi thả cá bột 2-3 ngày để hạn chế địch hại cá, áp dụng phương pháp bón phân và cho thức ăn tinh giống như ao nuôi cá chép. Chú ý thao tác phải nhẹ nhàng khi di chuyển cá đi xa.
Nuôi cá thịt:
Nuôi thích hợp ở ruộng cấy lúa mùa vùng ven biển các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu... Cá sặc rằn được nuôi chung với cá lóc, cá trê vàng, cá thác lác, cá rô đồng, trong đó cá sặc rằn chiếm tỷ lệ 60-70%. Mật độ thả của cá là 1-2 con/m2. Cá nuôi chủ yếu sử dụng thức ăn tự nhiên ở ruộng. Năng suất từ 100 đến 300 kg/ha/năm.
Cá sặc rằn cũng thích hợp nuôi ở ao với mô hình kết hợp cá-heo, cá-gà, cá-vịt. Có thể áp dụng phương pháp nuôi đơn hoặc nuôi ghép với một số loài cá khác như cá mè trắng, cá hường.
Nguồn: Báo Khoa học và Đời sống

No comments:

Post a Comment

Ghi ý kiến của bạn vào ô trống bên dưới.