20 May 2012

Mã Lại
Gà "mã lại" còn đựơc gọi là gà "mã mái", là loại gà có lông bờm và lông mã ngắn và tròn theo hình bầu dục. Gà mã lại có lông đuôi chính xoè ra như đuôi tôm và không có những cọng lông đuôi phụ hình vòng cung phủ dài trên lớp lông đuôi chính.

Nguồn gốc
Theo tài liệu riêng của hai hội viên của Hội Gà Nòi Việt Nam thì gà mã lại bắt nguồn từ miền Bắc Việt Nam. Theo lời kể của một vị sư kê lớn tuổi ở miền Bắc là bác Tùng Trễ thì người dân miền Bắc đã đá gà mã lại từ thời Pháp còn đô hộ Việt Nam. Chúng ta chưa có đầy đủ dữ kiện về khoảng thời gian gà mã lại được đưa vào Nam nhưng chúng ta có thể đoán rằng những sự kiện lịch sử như cuộc di cư năm 1930 của đồng bào miền Bắc vào Nam để làm nhân công trong những đồn điền cao su của Pháp ít nhiều cũng có liên hệ trong sự hiện diện của gà mã lại ở miền Nam.

Một sự kiện lịch sử khác xảy ra vào năm 1954 khi đất nước Việt Nam bị chia đôi bởi hiệp định Geneva và có hàng triệu đồng bào miền Bắc di tản vào Nam cũng có thể có liên quan tới sự hiện diện của gà mã lại ở miền Nam.




  Xám Mã Lại.  
Xám Mã Lại
Những con gà mã lại có bộ lông màu xám lợt hoặc đặm đều đựơc gọi chung là xám mã lại. Các tay nuôi gà thường chuộng gà xám có bộ lông khô như câu:
Nhất xám khô, nhì ô ướt.

Hợp cách về màu
Hiện tại thì những người chơi gà nòi ở Việt Nam chưa đặt ra một tiêu chuẩn nào về hợp cách của một con gà nòi và bộ lông của nó. Tuy nhiên, đối với những vị sư kê đã từng đá gà ở miền Nam thì sự hợp cách cũng đã được nhiều người chú ý và áp dụng. Những dữ kiện về hợp cách của màu lông sau đây là dữ kiện do một hội viên của Hội Gà Nòi Việt Nam cung cấp. Những dữ kiện này không phải là tiêu chuẩn chính thức do một cơ quan có thẩm quyền nào đặt ra mà chỉ là những dữ kiện đã từng được các vị sư kê tại miền Nam áp dụng thời trước năm 1975.

Màu chân
Gà chân trắng được xem là hợp cách và thượng hạng cho tất cả các màu lông ngoại trừ gà xám mã lại và ó mã lại có bộ lông màu nâu.
Màu mỏ
Màu mỏ phải giống màu chân nếu không thì là không hợp cách
Màu mắt
Gà có màu mắt trắng xanh là thượng phẩm. Gà này khôn
Mắt màu trắng thường là nhất phẩm. Gà dữ
Mắt màu đen là nhị phẩm. Gà hiểm
Mắt màu vàng thau là tam phẩm. Gà lì
Mắt màu đỏ là gà tồi. Gà này dễ bị loà ở nước khuya.

Hợp cách cho gà Xám Mã Lại là:

Chân vàng + mắt vàng = Hạng nhất
Chân xanh + mắt trắng = Hạng nhì
Chân đen + mắt trắng = Hạng ba
Chân trắng = Thất cách




  Ô Mã Lại.  
Ô Mã Lại
Gà ô mã lại là loại gà có màu lông đen tuyền. Đây là loại gà tiêu biểu đông đảo nhất.

Hợp cách của Ô Mã Lại:

Chân trắng + mắt trắng = Hạng nhất
Chân đen + mắt trắng = Hạng nhì
Chân đen hoặc xanh + mắt vàng thau hoặc đen = Hạng ba

Gà ô mã lại mà có một vài cọng lông trắng nơi cánh và đuôi (gián cánh) vẫn được xem là hợp cách.
Gà ô chân trắng đựơc nhiều người ưa chuộng như câu:

Gà ô chân trắng, mẹ mắng cũng mua.
Gà trắng chân chì, mua chi thứ ấy.






  Ô Bông.  
Ô Bông
Gà ô bông có bộ lông đen và trắng pha lẫn.

Con ô bông có thân hình rắn chắc này đã từng thắng một trận thư hùng quan trọng của các danh sư. Theo lời tường thuật của một vị sư kê có mặt tại hiện trường thì đối thủ của nó là một danh kê ở miền Trung và bị nó hạ ở khoảng phút thứ bảy của hiệp một với đòn mu lưng. Khi bị đòn thì đối thủ nằm xoặc cánh dãy đành đạch trước khi chết.

Hợp cách của Ô Bông:

Chân trắng + mắt trắng = Hạng nhất
Chân đen + mắt trắng = Hạng nhì
Chân đen hoặc xanh + mắt đen = Hạng ba





  Ó Mã Lại.  

Ó Mã Lại (điều)

Gà mã lại có bộ lông đỏ hoặc nâu đều đựơc gọi chung là Ó Mã Lại. Tuy nhiên, hợp cách của mỗi loại hơi khác nhau.
Hợp cách của gà điều:

Chân trắng + mắt trắng = Hạng nhất
Chân vàng + mắt vàng = Hạng nhì
Chân xanh + mắt xanh = Hạng ba
Chân đen = Thất cách

(Lưu Ý:Có một bất đồng về hợp cách của gà điều. Theo dữ kiện của một hội viên khác trong HGNVN và nhiều sư kê mà anh quen biết tại miền Trung thì gà điều có chân trắng là thất cách.)










  Ó Mã Lại.  
Ó Mã Lại (nâu)

Hợp cách của Ó mã lại có bộ lông màu nâu:

Chân vàng = Hạng nhất
Chân xanh = Hạng nhì
Chân trắng = Hạng ba















Nhạn
Gà mã lại màu trắng ít được ưa chuộng vì thường bị thua.
Gà nhạn có chân đen được xem là thất cách.


1 comment:

  1. Cảm ơn bạn đã chia sẻ bài viết rất hay và chi tiết
    ..........................
    Huyền Sport
    Giải Trí Đá Gà
    bong88 l bong88

    ReplyDelete

Ghi ý kiến của bạn vào ô trống bên dưới.