Gà Nòi Việt Nam
Xuất Xứ
Không ai biết gà nòi Việt Nam có nguồn gốc từ đâu. Xuất xứ khởi thủy của
nó không thể truy cứu được vì thiếu tài liệu. Hơn nữa, nước Việt phải
trải qua một cuộc nội chiến kéo dài 30 năm khiến hàng triệu người phải
bỏ mình, nhà cửa tan nát lại càng khiến cho các tài liệu gà nòi khác đều
khan hiếm.
Nghệ thuật đá gà ở Việt Nam là một truyền thống văn hoá lâu đời đã đựơc
ghi chép cách đây ít nhất là 700 năm. Có thể Việt Nam là quốc gia duy
nhất có giống gà nòi đòn trụi cổ, mặt mũi bặm trợn như thường thấy vì
giống gà này không có xuất xứ từ những quốc gia khác. Trong những thập
niên gần đây, gà nòi đã được xuất cảng qua các quốc gia láng giềng như
Thailand, Indonesia, và Malaysia. Những người Việt hiện sinh sống ở Hoa
Kỳ cũng đã đem đựơc trứng gà nòi qua đây và ấp nở thành công. Ngoài
ra, chỉ có một nơi duy nhất có giống gà nhìn không khác gì gà nòi, đó là
đảo Reunion Island.
Đã có khá nhiều tranh cãi về nguồn gốc gà nòi. Qúy độc giả có nhu cầu
nghiên cứu có thể xem thêm tài liệu của nhóm chuyên gia Nhật Bản đựơc
đăng tại địa chỉ www.accessexcellence.org. Tài liệu này cho biết gà đã
đựơc thuần hoá cách đây 8000 năm tại Đông Nam Á trong một khu vực phạm
vi bao gồm Thái Lan và Việt Nam, nơi mà loại gà rừng đỏ hiện đang sinh
sống ngày nay. (Qúy độc giả có thể đọc bản tài liệu bằng Anh ngữ tại
đây.PROTOCHICKEN).
Định Nghĩa
Theo pho tự điển "Đại Nam Quốc Âm Tự Vị" của tác giả Hùynh Tịnh Của
(Quyển II, bản in năm 1896 - trang 155) thì chữ "Nòi" có những nghĩa
sau:Nòi = dòng, giống.
Gà Nòi = Gà người ta nuôi cá độ, chính là giống gà tốt.
Rặt Nòi = thật giống, thật nòi, không lộn lạo, chính là một máu một thịt, không phải chạ.
Để Nòi = Để nối sinh
Nòi Ăn Cướp = Quân ăn cướp, con cháu kẻ cướp.
Tự Điển Gustave Hue, xuất bản năm 1937 ghi:
Lấy Nòi = Gây giống, cho nhảy đực
Giữ Phường Nòi = Giữ giống dòng
Tự Điển DICTIONNAIRE ANNAMITE-FRANCAIS soạn thảo bởi Génibrel, J-F-M xuất bản năm 1898 cũng có những định nghĩa tương tự.
Danh từ gà nòi được dùng để gọi chung cho cả gà nòi đòn lẫn gà nòi cựa. (thường đựơc gọi tắt là gà đòn và gà cựa)
Gà Đòn
Gà đòn
Gà đòn là loại gà cổ trụi, chân cao, cốt lớn dùng để đá chân trơn hoặc
bịt cựa. Gà đòn được chia ra hai loại rõ rệt. Đó là loại gà mã lại
(còn gọi mã mái) và gà mã chỉ.
Qúy độc giả có thể xem chi tiết của hai loại gà này tại hai liên kết sau: Mã Lại và Mã Chỉ.
Cựa của một con gà đòn 9 tháng tuổi. |
Đặc Điểm Chung
Gà không cựa
Gà đòn thường được sách vở mô tả là loại gà chân trơn, không cựa, hoặc
cựa mọc không dài, cựa vừa lú như hạt bắp. Gà này lớn con được dùng
theo thuật đá đòn bịt cựa. Danh từ "gà đòn" phát xuất từ miền Trung
đựơc dùng để gọi riêng loại gà đá đòn bằng quản và bàn chân. Ngày nay
danh từ gà đòn đã được công chúng dùng một cách rộng rãi để gọi chung
các loại gà nòi đấu ở trường gà đòn trong đó có những loại gà miền nam
có cựa dài và biết xử dụng cựa.
Ở miền Trung, đá gà là thú tiêu khiển của người lam lũ, khi hết mùa đồng
áng mới bắt tay vào việc chơi gà. Bởi lẽ tiền bạc khó kiếm nên dân
miền trung thích chơi gà đòn, - một độ dầu ăn hay thua cũng kéo dài suốt
mấy giờ đồng hồ, có khi suốt ngày. Vì chuyên về gà đòn nên dân miền
Trung tuyển chọn cản gà khiến gà bị nín cựa, mọc chậm và ngắn. Nếu con
nào có cựa mọc dài cũng sẽ bị cưa hoặc mài ngắn. Khi cựa mới lú cũng bị
chủ gà bấm cựa khiến cựa bị tầy đầu, không lú ra đựơc.
Nói chung thì lối đá của gà đòn khác hẳn gà cựa. Gà đòn dùng quản và bàn chân để quất. Gà cựa thì dùng cựa để đâm. Cựa của gà đòn có gốc to và mọc rất chậm so với gà cựa. Gà đòn chín tháng tuổi thì cựa cũng chỉ bằng hạt bắp.
Gương mặt bặm trợn |
Xương sọ gà nòi lớn hơn gà thường, đỉnh đầu của xuơng thường lớn bản và bằng. Mặt gà rộng bản với xuơng gò má nhô cao. Vì được gần gũi và chăm sóc bởi chủ kê nên gà nòi có những đặc tính tâm lý rất khác biệt với các lọai gà khác, chẳng hạn khi được chủ kê cho ăn hay tắm rửa, khuôn mặt gà nòi biểu lộ nét thỏai mái và tự tin, khi có người lạ đến gần gà nòi sẽ ngóng cao đầu và nghiêng mặt, trố mắt tò mò theo dõi nhìn, khi đối diện một con gà khác đôi mắt sẽ gườm lên thách thức so tài. Khi lâm trận thì mắt gà nòi lộ sát khí. Qúy độc giả có thể Bấm vào đây để xem thêm hình ảnh đầu gà nòi.
Da cổ nhăn dày và xếp lớp |
Cổ gà nòi lớn và trông rất mạnh bạo với một chiều dài vừa phải, xương cổ
rất cứng cáp và các khớp xương gắn bó đều đặn và rắn chắc. Lớp da ở cổ
gà nòi được xếp lớp theo hình sóng dợn. Những người xa lạ với gà nòi
thường thắc mắc đặt câu hỏi: “gà nòi trụi lông cách tự nhiên hay bị hớt
?” Câu trả lời không đơn giản vì còn tùy thuộc vào loại gà. Có những
lọai gà nòi trụi lông cổ tự nhiên hoặc có rất ít lông nhưng cũng có
những lọai có lông phủ đầy mình. Thông thường thì gà nòi trơ trụi cho
đến khi được 1 tuổi nếu được nuôi ở những nơi có thời tiết và khí hậu
nóng ấm như Việt Nam. Lông ở cổ và đùi có thể sẽ không mọc lại được
trong lần thay lông của mùa sau. Các tay chơi gà thường om và vào thuốc
tẩm làm cho lớp sừng (da trên mặt) và lớp biểu bì săn chắc lại khiến cho
các chân lông bị khô khiến lông khó mọc lại. Gà nòi đã được mang qua
Hoa Kỳ nuôi và chúng đã dần dà phát triển bộ lông đầy đủ để thích nghi
với khí hậu lạnh. Gà nòi nơi đây thường có bộ lông đầy đủ hoặc chỉ trụi
chút đỉnh ở phần cổ khi được 9 tháng tuổi.
Gà 10 tháng tuổi trụi lông tự nhiên. |
Qúy độc giả có thể xem thêm về quá trình phát triển bộ lông của gà nòi trong phần Quá trình phát triển bộ lông
Hình bên cạnh là một con gà xám tơ 10 tháng tuổi. Đầu, cổ, và đùi còn trụi lông tự nhiên vì gà còn tơ.
Chân và vảy
Chân gà nòi thường có hai hàng vảy với đường đất chạy hình chữ chi ở giữa hai hàng vảy. Gà nòi với ba hay bốn hàng vảy thường rất hiếm. Có sách ghi rằng gà ba hàng vảy tuy đá nhanh đòn nhưng đòn không mạnh.
Hình bên cạnh là một con gà xám tơ 10 tháng tuổi. Đầu, cổ, và đùi còn trụi lông tự nhiên vì gà còn tơ.
Chân và vảy
Chân gà nòi thường có hai hàng vảy với đường đất chạy hình chữ chi ở giữa hai hàng vảy. Gà nòi với ba hay bốn hàng vảy thường rất hiếm. Có sách ghi rằng gà ba hàng vảy tuy đá nhanh đòn nhưng đòn không mạnh.
Trong khoảng hơn ba thập niên qua, các tay chơi gà ở miền Nam thường
không thích gà nòi có chân màu vàng, lý do là màu chân vàng là màu của
gà thịt, một lọai gà Tàu hay gà Bắc Thảo nuôi để lấy thịt. Ngày nay lọai
gà chân vàng tuy chưa được ưa chuộng một cách rộng rãi nhưng cũng đã
được dần dà chấp nhận trong giới mộ điệu chơi gà. Qúy độc giả có thể
bấm vào đây để xem thêm về chân vảy.
Mắt ếch. |
nếu gà nòi có mắt lớn thì không thích hợp cho các trận đá nhưng gà có
mắt lồi như mắt ếch thì lại khác. Gà mắt ếch có đặc điểm lanh lợi và
linh động khi ra trận. Nếu gà nòi mắt ếch mà có màu chân xanh thì được
xem là hợp cách rất qúy. Các tay chơi gà thường truyền tụng câu ca dao:
“Chân xanh mắt ếch đánh chết không chạy”
“Chân xanh mắt ếch đánh chết không chạy”
Những Đặc Tính Khác
- Đùi: Nở nang và thường dài hơn phần quản
- Chân: Tương đối cao. Loại chân vuông hoặc tam giác thường đựơc các sư kê ưa chuộng.
- Mình: Rắn chắc và dài đòn. Phần bụng nhỏ và không phát triển.
- Da: Dày và đỏ.
- Thịt: thịt gà nòi là lọai có cơ bắp lớn nở nang do năng vận động và tập luyện. Chính vì thế mà thịt gà nòi trở nên dai, phải “hầm” lâu hơn gà thường mới ăn được !
- Xương: gà nòi có bộ xương rất lớn và nặng ký do đó cần có thời gian lâu cho gà phát triển. Trung bình hơn 1 năm gà nòi mới đủ thể lực và cứng cáp để có thể ra trường.
- Đuôi: đuôi gà nòi ngắn, lông ống cứng có hình cánh quạt để chống đỡ khi nhảy, té. Gà có lông “Mã chỉ” thường có thêm lớp lông vũ phủ thêm bên ngòai lớp lông ống.
- Cựa: Loại cựa đơn là thông thường nhất. Tuy nhiên có lọai gà nòi có từ 2 đến 6 cựa chột như đầu đinh nơi chân được gọi là gà “Nhị Đinh”, “Tam Đinh”,… “Lục Đinh”. Đây là những lọai gà nòi giòng khác biệt. .
- Bộ Lông: Lông rất thưa thớt ở phần đầu, cổ và đùi. Lông cứng, dòn và dễ gãy. Gà nòi có nhiều sắc lông chính như xám, ô, nhạn, điều và vàng. Các con gà có sắc lông pha trông rất rực rỡ và đẹp mắt như xám son, ô điều (tía), chuối và ó.
- Trọng lượng: gà nòi có trọng lượng từ 6 tới 11 pounds (khoảng 2.8 kg tới 5 kg)
- Tiếng gáy: Gà nòi không gáy nhiều như các lọai gà tre, gà Thái hay gà Tàu. Tiếng gáy của gà nòi trầm hùng.
- Tánh nết: Đặc tính của gà nòi là can đảm, lì lợm và bất khuất. .
- Địa điểm: Gà nòi đòn nổi tiếng hiện nay được nuôi nhiều ở các tỉnh miền Trung như : Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đà Nẵng và nhiều vùng cao nguyên. Gà nòi cũng được phát triển rộng rãi các tỉnh, vùng ngòai Bắc như : Lạng Sơn, Bắc Giang (tỉnh Hà Bắc cũ), Hà Nội, Nam Định,vv… Trong miền Nam gà nòi được biết nhiều qua các địa danh như : Bà Rịa, Đồng Nai (Biên Hòa), Sàigòn, Bà Điểm, Long An, Cao Lãnh,v.v,…
Gà Cựa
Gà cựa là lọai gà nhỏ và nhẹ hơn với bô lông phát triển đầy đủ và có cựa
bén nhọn và dài. Gà cựa phát xuất từ miền Nam và được đa số người miền
Nam yêu chuộng đá gà theo lối gà cựa. Nghệ thuật chơi gà cựa không được
phổ thông ngòai miền Trung Phần và Bắc Phần. Theo truyền thống xa xưa
thì gà cựa được thả cho đá với cựa tự nhiên mọc ra nhưng ngày nay các
tay chơi đá gà cựa đã biến hóa và tháp cựa căm (cựa nhọn làm bằng căm
xe), hay cựa dao cho các trận gà sanh tử.
Những đặc điểm khác của gà cựa cũng khác nhiều khi so với gà đòn như :
- Mặt : gà cựa có khuôn mặt rất “bảnh gà” và da mặt mỏng hơn.
- Mắt : mắt gà cựa nhỏ và tròn, mí mắt mỏng.
- Cổ : cổ gà cựa ngắn và nhỏ hơn nhiều so với gà nòi.
- Chân : ngắn và nhỏ.
- Cựa : gà cựa mọc cựa rất nhanh, hình thể cựa gà rất bén nhọn và dài.
- Lông : gà cựa có lông phủ kín tòan thân. Lông cổ mọc dài thành bờm và lông mã mọc dài phủ xuống hai bên hông trông rất đẹp.
- Đuôi : đuôi gà cựa là lọai lông ống nhỏ mềm mại, khó gẫy. Các lông phủ đuôi mọc dài và cong vòng như lông đuôi chim phụng.
- Trọng lượng : gà cựa cân nặng trong khác biệt từ 2.2ký-lô đến 3.2 ký-lô.
Gà Chọi, Gà Đá, Gà Nòi
Tùy theo thổ âm của mỗi vùng tại Việt Nam mà gà nòi được hiểu và gọi
theo nhiều từ khác nhau. Ngòai miền Bắc gà nòi được gọi là “Gà chọi”,
trong khi miền Trung gọi là “Gà đá”. Chữ “chọi” theo tiếng của miền Bắc
có nghĩa là đánh lẫn nhau. Riêng chữ “đá” dùng để diễn tả cách gà nòi
cùng chân để đá con gà đối phương trong trận đấu. Trong miền Nam hầu hết
mọi người đều dùng hai chữ “gà nòi”. Mặc dù dùng ba danh từ khác nhau
để diễn tả gà nòi nhưng các tay chơi gà tại các miền khác nhau trên nước
Việt Nam đều hiểu rõ các danh từ địa phương và vui vẻ chấp nhận cả
những danh xưng về gà nòi này một cách hài hòa.
Trong miền Nam nơi sản sinh ra nhiều giống gà cựa hay. Các tay nuôi gà
nòi thường chuyên biệt về một lọai gà đòn hay cựa chứ không chuyên cả
hai lọai. Nhưng các tay chơi gà cựa hay gà đòn cũng dùng hai chữ “gà
nòi” để nói đến lọai gà mình nuôi, mặc dù có sự khác biệt rất rõ ràng
giữa hai lọai gà nay như đã phân tích ở phần trên. Theo thông lệ thì
những tay chơi gà đòn không tham gia vào các trận đấu của dân chơi gà
cựa và ngược lại – nguyên nhân chính là hai lọai gà này có những cách
nuôi và kỹ thuật khác nhau trong việc huấn luyện xoay xổ, cũng như cách
dưỡng gà để ra trường.
No comments:
Post a Comment
Ghi ý kiến của bạn vào ô trống bên dưới.