|
Trùn quế của hộ ông Nguyễn Tấn Lực
|
Theo anh Nguyễn Tấn Lực, ngụ ấp
2, xã Minh Lập (Chơn Thành), nếu gia đình nào chịu khó bỏ công sức nuôi
trùn quế kết hợp V.A.C thì rất tốt, bởi nuôi trùn quế có nhiều tác
dụng như tạo nguồn thức ăn dồi dào cho gà, vịt, ngan, cá... Ngoài ra,
phân trùn rất giàu chất dinh dưỡng thích hợp cho nhiều loại cây trồng.
Hiện tại, gia đình anh Lực nuôi 2 cặp bò, lấy phân bò nuôi trùn quế để
làm thức ăn cho gà, vịt, cá và chất thải của trùn quế làm phân bón cho
cây rau màu, cây ăn quả, cây tiêu.
Ông
Phạm Văn Lâm (51 tuổi), ngụ ấp 8, xã Tân Lập (Đồng Phú), cho biết, gia
đình ông vào Bình Phước lập nghiệp gần 20 năm và sống chủ yếu bằng
nghề nông. Để nâng cao năng suất lao động trong nông nghiệp ông đã sử
dụng rất nhiều biện pháp, trong đó biện pháp nuôi trùn quế kết hợp
V.A.C vừa sử dụng triệt để hiệu quả vừa bảo đảm vệ sinh môi trường.
Cuối năm 2010, sau khi tìm hiểu trên báo, đài, ông đã xuống tận Củ Chi,
TP. Hồ Chí Minh mua 100kg khối ấu trùng (trứng trùn quế) về nuôi thử
nghiệm và bước đầu thấy có hiệu quả. Theo ông Lâm, trùn quế rất dễ
nuôi, không đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, bà con nông dân
chỉ cần tham gia lớp tập huấn hoặc tự nghiên cứu qua tài liệu cũng có
thể áp dụng được. Hơn nữa, nuôi trùn quế không cần đầu tư nhiều vốn mà
cần nhất là phải chịu khó. Chính vì vậy, nuôi trùn quế kết hợp V.A.C
rất phù hợp với điều kiện của nhiều hộ nông dân. Hiện nay, bình quân
mỗi tháng gia đình ông Lâm sản xuất ra khoảng 30kg trùn thịt. Số lượng
trùn thịt này ông sử dụng để bổ sung lượng thức ăn cho gần 300 con gà,
50 con ngan, 2 tạ cá.
Ở
ấp 8, xã Tân Lập (Đồng Phú), ngoài hộ ông Lâm còn nhiều hộ khác cũng
mạnh dạn nuôi thử nghiệm và bước đầu có được kết quả khả quan như hộ chị
Nguyễn Thị Hồng Nguyên, hộ anh Nguyễn Tuấn Trường, Nguyễn Văn Toán và
Lê Đình Chuyên...
Bà
Phạm Thị Luyến, Chủ nhiệm câu lạc bộ PTĐ (do Bỉ tài trợ có sự tham gia
của nông dân trong trồng trọt và chăn nuôi) ở ấp 8, xã Tân Lập cho
biết, sau một thời gian trực tiếp theo dõi một số mô hình chăn nuôi
trùn quế kết hợp V.A.C, trong đó điển hình là hộ ông Phạm Văn Lâm, bước
đầu tôi thấy thu được kết quả khả quan, vì nuôi trùn quế kết hợp với
V.A.C không những giảm được chi phí mà còn nâng cao lợi ích kinh tế,
bảo đảm vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, theo chị Luyến để thành công từ
mô hình này đòi hỏi nông dân phải hết sức chịu khó đầu tư công chăm sóc
thì mới có hiệu quả. Trên thực tế không ít hộ thất bại do không đầu tư
công chăm sóc.
|
No comments:
Post a Comment
Ghi ý kiến của bạn vào ô trống bên dưới.