19 May 2012

Nuôi heo nái có chửa


Lợn phối giống được 21 ngày không có hiện tượng động dục trở lại là lợn đã có chửa.
1. Về thức ăn và dinh dưỡng
  • Chú ý đảm bảo năng lượng protein và khoáng chất, hạn chế tinh bột, có thể cho thêm rau xanh nhằm đảm bảo đủ các nguyên tố cần thiết đồng thời làm giảm cảm giác đói. Tránh nái bị mập đồng thời tăng độ choán trong dạ dày để lợn không có cảm giác đói. Tăng cường chất và vitamin để lợn chuyển hóa tốt thức ăn và phòng táo bón .
2. Về kỹ thuật
  • Về kỹ thuật thực hiện chế độ ăn hạn chế nhất là giai đoạn có chửa kỳ 1 (3 tháng đầu thời kỳ chửa) theo định mức:
    Giai đoạn có chửa: Kỳ 1 Kỳ 2
    Mức ăn (kg): 1,8-2,0 2,2-2,4
    Năng lượng (Kcal/kg): 2800-3000 2800-3000
    Protein thô (%) 13-14 15-16
  • Cho ăn hạn chế trong thời gian có chửa thời kỳ 1 để tăng số thai định vị nhằm tăng số con đẻ ra, còn tăng lượng protein trong khẩu phần ở giai đoạn có chửa thời kỳ 2 là để phát triển, tăng khối lượng bào thai và dự trữ để tạo sữa cho giai đoạn nuôi con.
  • Trong chăn nuôi gia đình có thể cho heo nái có chửa ăn thêm rau xanh .
  • Luôn luôn có nước sạch, trong, mát trong máng uống hoăc qua vòi uống tự động để lợn có chửa uống tự do. Có thể mỗi lợn mỗi ngày uống từ 6-8 lít đến 10-15 lít nước /ngày.
Một số điều cần chú ý đối với lợn nái có chửa
  • Heo nái có chửa cần được chăm sóc chu đáo, không được dùng các loại thức ăn ôi, nhiễm độc tố nấm mốc, tránh xua đuổi và vận chuyển xa… dễ gây sẩy thai.
  • Định kỳ tẩy giun sán. Tẩy lần cuối trước khi đẻ 2 tuần. Chú ý tắm rửa diệt ký sinh trùng ngoài da như diệt ghẻ một tuần trước khi chuyển sang chuồng đẻ.
  • Có thể áp dụng qui trình tiêm phòng để phòng tiêu chảy như vaccin E.coli.
  • Nền chuồng khô ráo, sạch sẽ. Nếu nền quá dốc hay quá trơn trượt cũng là nguyên nhân dễ gây sảy thai.
  • Chuyển nái sang chuồng đẻ từ 5-7 ngày so với ngày đẻ dự kiến (114 ngày). Chuồng phải được sát khuẩn trước đó 3 ngày.

No comments:

Post a Comment

Ghi ý kiến của bạn vào ô trống bên dưới.