Tại Việt Nam cá tai tượng phân bố tự nhiên ở sông Đồng Nai, khu vực La Ngà. Trên thế giới cá tai tượng có ở Borneo, đảo Sumatra (Indonesia), Thái Lan, Campuchia, Lào.
ky-thuat-nuoi-ca-tai-tuong
I. Đặc điểm sinh học:
  • Môi trường sống: Cá tai tượng sống ở ao hồ, đầm nước ngọt, cá có cơ quan hô hấp nên cá sống được ở nước tù, bẩn, thiếu oxy (hàm lượng oxy 3mg/lit). Cá tai tượng sống được ở nước lợ, độ mặn 6%o ngưỡng nhiệt độ 16-42oC, sinh trưởng tốt ở 25-30oC; pH=5.
  • Thức ăn: Cá trưởng thành ăn tạp thiên về thực vật (các loại rau, bèo?). Khi mới nở cá sống nhờ dinh dưỡng từ noăn hoàng; sau 5 - 7 ngày sử dụng hết noăn hoàng cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài là luân trùng Cladocera, trùng chỉ (Tubifex) cung quăng (Chironomus), ấu trùng côn trùng khác. 1 tháng tuổi cá chuyển sang ăn tạp, nghiêng về động vật, sau đó chuyển dần sang ăn thực vật. Trong ao nuôi, cá ăn được những loài thực vật mềm ở dưới nước và trên cạn, các phụ phẩm từ nhà bếp, sản phẩm ḷ mổ và phân động vật.
  • Sinh sản: Cá tai tượng thành thục lần đầu sau 2 năm. Cá nhỏ nhất tham gia sinh sản là 300-400 g. Cá đẻ có chất lượng tốt nhất từ 3 - 7 tuổi nặng 2-5 kg. Mùa vụ sinh sản, đẻ tập trung vào tháng 2-5, giảm đẻ từ tháng 6 trở đi. Tuy nhiên, nếu chăm sóc tốt, môi trường nước sạch, mật độ nuôi vừa phải, mùa sinh sản sẽ sớm hơn hay kéo dài hơn. Sức sinh sản 1 lần đẻ khoảng 3000-5000 trứng. Khoảng cách giữa hai lần đẻ là 2 tháng. Nếu ao nuôi có thức ăn đầy đủ, khoảng cách giữa hai lần đẻ là 25 ?40 ngày.
  • Sinh trưởng: sau 1 năm nuôi ở ao cá dài 15 cm, nặng 120 ? 450g; 2 năm dài 25cm nặng 450-680g; 3 năm dài trên 30cm nặng 2.400g; 4 năm nặng 3.800g. Ở ĐBSCL nuôi ở ao có thức ăn đủ, mật độ vừa phải sau 1 năm cá đạt 500-600 g/con.
II. Kỹ thuật nuôi:
Sản xuất giống bằng cách cho đẻ tự nhiên. Ở miền Nam, mùa vụ sinh sản từ tháng 3-10; 1 năm cá có thể đẻ 3-4 lần.
1. Nuôi vỗ cá bố mẹ: 
  • Diện tích ao: 100-500m2, nước sâu 0,8-1,2m. Cần cải tạo thật sạch để không c̣n cá tạp. Bón vôi: 5-10kg/100m2.
  • Phân biệt cá đực, cá cái: Cá đực: trên trán có khối u lớn, hàm dưới và môi dưới phát triển hơn con cái; cá cái: gốc vây ngực có màu đen.
  • Mật độ thả: 0,5-0,7kg/m2, tỷ lệ đực/cái là 1:3 hay 1/1. Thả thêm cá mè trắng để lọc sạch nước (cá mè trắng không ăn tranh mồi của cá tai tuợng).
  • Thức ăn: Cho ăn thức ăn xanh gồm rau, bèo? 30%, thức ăn tinh 70% (60% cám, ngô + 10% bột cá hay ruốc). Định kỳ bổ sung thêm premix và vitamin. Khẩu phần ăn bằng 3-5% trọng lượng thân/ngày.
  • Làm tổ: Dùng xơ dừa cho vào rọ để cá làm tổ đẻ trứng. Hàng ngày kiểm tra để biết thời gian cá đẻ. Khi nh́n thấy giọt dầu nổi trên mặt nước là cá đẻ xong, cá đực bảo vệ tổ thường xuyên. Ta cần làm động tác gạt nước để cấp oxy cho trứng.
2. Ấp trứng:
Trứng cá tai tượng là trứng nổi, cá đẻ xong ta vớt tổ lên, gỡ trứng cho vào chậu, thau để ấp. Mật độ: 200 trứng/lít. Hàng ngày thay nước trong thau và vớt trứng bị hỏng. Sau 24-36 giờ ấp trứng nở thành cá bột. Sau 6-7 ngày cá tiêu hết noăn hoàng, cho cá ăn bằng ḷng đỏ trứng gà luộc bóp nhuyễn. Cá 10 ngày tuổi ăn được động vật phù du và ta chuyển sang ao ương. Trong quá tŕnh ấp cá dễ bị bệnh ngoại kư sinh, nhất là lúc trời lạnh.
3. Ương từ cá bột lên cá giống:
  • Chuẩn bị ao: cá tai tượng có thể được ương ở ao hoặc ruộng, diện tích từ 500-5000m2. Mức nước: 0,4-1,2m. Cá c̣n nhỏ hoạt động chậm chạp, nên khâu cải tạo ao rất quan trọng: tát cạn, vét bùn đáy ao, bắt hết cá tạp cá dữ, lấp hang hố, diệt lươn, chạch bằng thuốc dipterex. Bón vôi: 5-10kg/100m2, quây lưới cao 1m xung quanh bờ ao. Khi cấp nước vào ao ta phải lọc bằng lưới thật kỹ. Tạo màu nước bằng cách bón phân để có nhiều động vật phù du 2-3 ngày trước khi thả cá.
  • Thả cá: Khi cá bột lặn xuống đáy chậu th́ có thể thả trực tiếp xuống ao. Mật độ ương 50-100 con/m2.
  • Chăm sóc quản lư: từ ngày1-15, thức ăn chủ yếu là trứng nước (Monina), bột đậu nành và bột cá, bón theo tỷ lệ 2 kg/100m2, cho ăn 2 ngày/lần. 
  • Cách cho ăn: cho thức ăn vào rổ hoặc sàn thức ăn để dễ kiểm soát. Từ ngày 15-25 cho ăn thức ăn tinh: 30% cám + 20% bột đậu nành + 40% bột cá. Từ ngày 45 trở đi: 40% cám + 20% bột đậu nành + 40% bột cá. Sau 15 ngày định kỳ thay nước ao.
  • Đối với ương trên ruộng: Vào mùa nắng rong nhớt hay phát triển mạnh nên phun thuốc sunfat đồng. Sau thời gian ương 30 ? 35 ngày cá đạt chiều dài thân cao nhất là 0,8-1,4 cm. Tỷ lệ sống trung b́nh: 30-60%.
4. Pḥng trị bệnh: 
Trong quá tŕnh ương tốt nhất là cho cá ăn đầy đủ và luôn giữ môi trường nước sạch. Nếu cá bị nấm thủy mi, sử dụng thuốc Malachite Green theo liều 0,05g/m3 hoặc sunfat đồng 5g/m3 cho vào ao. Nếu cá bị trùng mỏ neo ta dùng thuốc Dipterex liều 0,5?1g/m3 .
III. Nuôi cá thương phẩm:
1. Chuẩn bị ao: 
  • Nơi có nguồn nước tốt, dồi dào không bị ô nhiễm, có thể cung cấp suốt thời gian nuôi. Cải tạo ao; dọn sạch bùn, cây cỏ mục, lấp các hang cua mọi, tu sửa bờ ruộng có lưới chắc chắn, bờ cao hơn mực nước cao nhất 0,5m, chặt bỏ cây để không che quá 25% diện tích mặt nước.
  • Có thể sử dụng mương vườn, liếp rẫy có mặt nước từ 100 đến vài ngàn mét vuông để nuôi cá. Mức nước sâu hợp lư từ 1-2m. Sau khi đă vét bùn, bón vôi bột 10- 15kg/100m2 ao. Nếu c̣n cá tạp, dùng dây thuốc cá đập dập lấy nước, rải theo tỷ lệ 4kg/100m2 mặt nước, phơi khô 5-7 ngày, bón phân lợn, phân ḅ: 20-30 kg/100m2, phân gà: 10-15 kg/100 m2, rải đều ao. Cho nước vào ao khoảng 40cm, sau 1 tuần, khi nước có màu xanh đọt lá chuối non, cho thêm nước vào tới 0,8-1m.
2. Thả cá và cho cá ăn:
a) Giống cá: Chọn cá đều cỡ khoẻ mạnh, không bị xây xát, bị dị tật hoặc mang bệnh. Mật độ nuôi: 3-10 con/m2; nếu thả ghép tai tượng với cá mè trắng, cá hường th́ mật độ 1 con/1m2 (để tận dụng thức ăn rơi văi và làm sạch môi trường nước).
b) Thức ăn cho cá: sau 1 tháng ương cá tai tượng lớn thành cá giống và chuyển dần sang ăn thực vật là chính, giai đoạn đầu ta cho ăn thực vật nhỏ như; bèo cám, hoa đậu lá cải, lá rau muống, lá ḿ (sắn). Cá lớn hơn ăn hầu hết các loại rau, thực vật thủy sinh, phế phẩm nhà bếp. Cá ăn rau sẽ lớn chậm (2-3 năm đạt trên 1 kg); nếu có thức ăn tinh kèm theo rau, cá sẽ lớn nhanh hơn (1 năm đạt trên 1 kg). Tỷ lệ cho ăn rau khoảng 2-5% trọng lượng cá. Ngoài ra ta c̣n thả rau xanh trên mặt nước cho cá ăn:
  • Thức ăn tinh (bột cá, đầu tôm, cá biển tươi, ruột ốc, cá con 30% + cám, xác đậu nành 30% + tấm, bắp 7% + bột lá g̣n 3%) + rau xanh 30%.
  • Thức ăn tinh (50% cám + 15% bột cá + 25% bánh dầu) và 10% rau muống.
  • Chế biến thức ăn: Rau muống, lá ḿ, rau lang thái nhỏ. Ốc, cá, cua nghiền nhỏ. Nấu cháo tấm với cá, cua, ốc, sau đó cho rau muống vào kết hợp với bột lá g̣n,  xác đậu nành nấu riêng rồi trộn chung, để nguội trộn cám vừa đặt dính cho vào máng ép viên. 
  • Cho cá ăn: Thời gian đầu cá c̣n nhỏ dùng sàn cho cá ăn, ngày 2 lần. Khi cá lớn dần ta phân đàn, rải đều thức ăn để cá lớn nhỏ đều ăn được.
3. Chăm sóc  và quản lư cá nuôi:
Nếu trong thời gian nuôi mà cá lớn không đều ta kéo lưới, tuyển chọn cá lớn nuôi riêng để đạt cỡ thương phẩm, cá c̣n lại trong ao đều cỡ sẽ mạnh và lớn nhanh hơn. Cách 45 ngày ta tuyển chọn cá 1  lần.
  • Cá có thể ăn phân gà, phân lợn. Cần thay nước  thường xuyên. Vứt bỏ rau xanh mà cá ăn dư, cho rau mới vào. Nước được thay hàng tuần, tối thiểu nửa tháng/lần, nước phải sạch, tốt, có màu xanh lá chuối non. Giữ mức nước ổn định ở ao nuôi từ 1,2-1,5m.
  • Hàng ngày kiểm tra hoạt động của cá để xử lư kịp thời, kiểm tra bọng bờ, chống trộm cá.
4. Thu hoạch cá: 
Chặn từng khúc mương hoặc từng phần ao, kéo lưới nhẹ nhàng, bắt cá bằng vợt, cho cá vào thùng chứa nước hay cho vào dèo (giai) chứa. Tuyệt đối không để cá bị khô.