18 May 2012

C

1. Phân bố

Cá tai tượng là loài cá đặc trưng cho vùng nhiệt đới. Cá phân bố chủ yếu ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Campuchia, Việt Nam. Hiện tại cá đang là đối tượng nuôi phổ biến ở miền Nam Việt Nam.

Cá Tai tượng là lòai cá có khả năng thích nghi đặc biệt với điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Chúng sốnng được trong môi trường nước ao dơ bẩn, thiếu oxygen nhờ cơ quan hô hấp phụ nằm ở cung mang thứ nhất. Hơn nữa cá còn có thể sống trong nước có độ pH bằng 4, nước nhiểm mặn có nồng độ muối 6 - 8 %0, chúng có thể sống được trong điều kiện nhiệt độ nước dao động từ 16 - 42oC. Tuy nhiên cá sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiệt độ nước 22 - 30oC, ở nhiệt độ thấp hơn cá thường hay bị bệnh. So với cá sặc rằn và rô phi thì khả năng chịu lạnh của cá tai tượng kém hơn, nhưng sức chịu nóng lại cao hơn.

2. Dinh dưỡng

Cá Tai tượng thuộc nhóm cá ăn tạp thiên về thực vật. Cá bột dinh dưỡng bằng noãn hoàng với thời gian khá dài từ 5 - 7 ngày. Thức ăn đầu tiên của cá bột là động vật phù du cở nhỏ và vừa như: Moina, Daphnia, Cyslops do kích thước cá bột tương đối lớn. Sau hai tuần tuổi, cá đã ăn đượcc trùng chỉ, cung quăng, sâu bọ, bèo cám... Đến một tháng tuổi cá tai tượng bắt đầu chuyển sang ăn tạp nhưng thiên về động vật 84,7% và càng về sau chúng chuyển sang ăn thực vật là chính chiếm 87,5 %. Khi trưởng thành cá tai tượng ăn được hầu hết các loại rau, thực vật thủy sinh và cả những phụ phẩm khác.

3. Sinh trưởng

Cá Tai tượng là loài có kích thước lớn, cở lớn nhất được biết là 50 kg, dài 1,8 m. Tuy vậy, chúng là loài sinh trưởng chậm. Trong ao nuôi được cung cấp thức ăn đầy đủ với mật độ nuôi thưa cá có thể tăng trọng 800 - 1200 gram/năm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cá thường có tốc độ lớn nhanh ở năm thứ 2, cá 3 năm tuổi đạt 2,5 kg/con.

4. Sinh sản

a. Thành thục sinh dục

Trong điều kiện nuôi vỗ tốt, cá tai tượng phát dục sau 1,5 - 2 năm tuổi, trọng lượng cá nhỏ nhất có thể tham gia sinh sản là 300 - 400 gam. Cá sinh sản tốt khi đạt trọng lượng từ 1 - 1.5 kg, khỏang 3 - 5 năm tuổi. Cá cái cở 1,5 - 2 kg/con mổi lần sinh sản khoảng 3000 - 5000 trứng.
Mùa vụ sinh sản của cá Tai tượng ngoài tự nhiên tập trung vào tháng 3 - 4 và tháng 8- 10 dương lịch. Trong ao nuôi, cá Tai tượng sinh sản bắt đầu từ tháng 2 - 7 nhưng tập trung từ tháng 3 - 5, kể từ tháng 8 trở đi số cá tham gia sinh sản giãm đi mặc dù chế độ nuôi vỗ không thay đổi. Mùa vụ sinh sản cá Tai tượng phụ thuộc vào thời gian tiến hành nuôi vỗ và chế độ nuôi vỗ.

II. SẢN XUẤT GIỐNG CÁ TAI TƯỢNG

1. Điều kiện ao nuôi vỗ

Ao sử dụng nuôi vỗ và cho đẻ trực tiếp trong ao phải có diện tích lớn từ 500 - 1000 m2, độ sâu từ 1 - 1,5 m, độ trong từ 15 - 20 cm, pH bằng 6 - 8 là thích hợp. Ao được thay nước thường xuyên tạo điều kiện sinh thái thích hợp, kích thích quá trình sinh sản của cá. Mật độ thả từ 0,3 - 0,5 kg/m2. Cần phải tẩy dọn ao trước khi thả cá để diệt địch hại và cá tạp.

2. Thức ăn nuôi vỗ

Thức ăn nuôi vỗ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định sự thành thục của cá. Do có tập tính ăn tạp nên có thể sử dụng được nhiều loại thức ăn để nuôi vỗ cá tai tượng. Tuy nhiên để cá thành thục và sinh sản tốt có thể áp dụng nuôi vỗ một trong các công thức sau


Công thức I: Thức ăn tinh gồm

Cám mịn: 50 %
Bột cá: 25 %
Bánh dầu: 25 %

Khẩu phần ăn: 2 - 3 %/trọng lượng cá/ngày.
Ngoài ra cho ăn thêm 10 % rau muống.

Công thức II: Thức ăn tinh gồm
Cám mịn: 50 %
Bột cá: 30 %
Bánh dầu: 10 %
Khẩu phần ăn: 5 - 7 %/trọng lượng cá/ngày.
Ngoài ra cho ăn thêm 5 % rau muống.

Công thức III: Thức ăn tinh gồm

Cám mịn: 40 %
Bột cá: 30 %
Bột đậu nành: 30 %

Khẩu phần ăn: 5 %/trọng lượng cá/ngày.
Ngoài ra cho ăn thêm 5 % rau muống.

Cần làm sàng đặt ở độ sâu 40 - 50 cm so với mặt nước để đặt thức ăn, giúp chúng ta theo dõi hoạt động ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.

3. Cá bố mẹ

Cá bố mẹ có thể nuôi chung hoặc nuôi riêng. Hình thức nuôi chung đực cái được áp dụng rộng rãi và phổ biến hơn vì nó tận dụng được diện tích mặt nước, đở tốn công đánh bắt và chọn lựa cá. Tỷ lệ đực : cái = 1 : 1 hoặc 2 : 3.

Cá chọn nuôi phải là cá khõe mạnh, vẩy đều, láng bóng, cá phải đồng cở về kích thước và về lứa tuổi. Cá đẻ tốt phải đạt trên 3 năm tuổi, trọng lượng từ 1,5 - 2 kg/con. Khi còn nhỏ rất khó phân biệt đực, cái. Đối với cá trưởng thành ta có thể phân biệt dựa vào các đặc điểm sau

Đặc điểm phân biệt Cá đực Cá cái
Trán
Gốc vây ngực
Hàm dưới
Vi lưng và vi đuôi Có khối u to
Màu trắng
Dày hơn
Nhọn Nhỏ hoặc không có khối u
Có chấm đen hay xám
Mỏng hơn
Tròn


Cá bố mẹ tốt phải đạt các yêu cầu sau
• Cá đực: Môi và trán có màu hồng do nhiều mạch máu phân bố, bụng màu vàng nhạt, lổ sinh dục có màu phớt hồng (vuốt nhẹ có sẹ trắng chảy ra).

• Cá cái: Bụng hơi to, lổ sinh dục lồi màu hồng, trứng tròn, đều, rời và có màu vàng cam.

4. Cho cá sinh sản

Vật liệu làm tổ là một yêu cầu sinh thái không thể thiếu đối với cá tai tượng khi sinh sản, các vật liệu phải đãm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật sau:

Tổ cá: được làm bằng tre, có chiều dài 70 - 90 cm, phần chính dài 40 - 50 cm, đường kính miệng tổ 25 - 30 cm. Đặt tổ chúc xuống một góc 15 - 20o và cách mặt nước 15 - 20 cm.
Xơ: được làm từ xơ dừa hay cau đã xử lý, chiều dài xơ 20 - 40 cm, xơ được đặt gần tổ để cá dể dàng kéo khi bắt cặp xây tổ. Số tổ bằng 1/2 - 2/3 số cá cái, khoảng cách giũa các tổ là 2 - 3 m.
Thu trứng

Cá tai tượng kéo tổ mạnh nhất vào lúc trưa nắng khi nhiệt độ nước khoảng 30 - 33oC. Trước khi sinh sản, xơ được xếp thành từng lớp đến khi tổ có dạng hình phểu thì bắt đầu đẻ trứng. Thường cá đẻ từ 3 - 6 đợt, mỗi đợt một lớp trứng, lớp này cách lớp kia bằng một lớp xơ. Thời gian sinh sản thường kéo dài từ 1 - 3 giờ.

Nên thăm tổ cá vào lúc sáng sớm hay chiều mát, tránh thăm tổ vào buổi trưa nắng sẻ ảnh hưởng đến hoạt động làm tổ và sinh sản của cá. Thường mỗi ngày thăm tổ một lần để thu trứng kịp thời khi cá đã đẻ xong. Khi thu trứng cần thao tác nhẹ nhàng, cho tổ vào dụng cụ thu trứng như thau, xô có mức nước ngập tổ rồi gở lớp xơ ra, tách trứng đưa vào dụng cụ ấp.

Cách nhận biết cá đã sinh sản: Khi cá sinh sản xong thì miệng tổ được lấp kín, có nhiều trứng rơi vãi hoặc váng dầu nỗi xung quanh tổ, cá bố mẹ canh giữ tổ và quạt nước cho trứng trong tổ.

5. KỸ THUẬT ẤP TRỨNG VÀ ƯƠNG CÁ

1. Âp trứng

Dụng cụ ấp trứng cá Tai tượng có thể là thau, chậu, bể nhựa, bể xi măng có diện tích nhỏ. Mật độ ấp 150 - 200 trứng/lít, thay nước ít nhất 1 lần/ngày, nếu có sục khí liên tục có thể ấp 25000 - 50000 trứng/m3. Nơi ấp phải thoáng mát, nhiệt độ nước thích hợp từ 25 - 30oC, pH dao động từ 6 - 7,5, hàm lượng oxygen hòa tan từ 3,5 - 4 mg/lít.

Thời gian ấp từ 5 - 7 ngày, khi cá tiêu hết noãn hoàn thì chuyển cá đi ương.

2. Ương cá con
Dụng cụ ương cá con có thể là bể xi măng, bể lót bạt nilon hay trong ao đất. Trong đó ương cá trên bể xi măng khá phổ biến và cho hiệu quả cao. Tuy nhiên cũng có thể ương cá giai đoạn đầu trên bể xi măng và giai đoạn sau ương trong ao đất.

a. Ươn trên bể xi măng

Bể ương nên có mái che mưa, nắng để tránh nhiệt độ tăng giảm đột ngột làm ảnh hưởng đến sức khõe của cá dể làm cá mắc bệnh.

Mật độ ương từ 2000 - 3000 con/m2, tuy nhiên để cá lớng nhanh và ít tốn công chăm sóc nên ương cá tai tượng với mật độ 1000 - 1500 con/m2. Cần thay nước và hút cặn thường xuyên và bổ sung sục khí để cung cấp ôxygen cho cá ương.
Thức ăn cho cá ươn: Sau khi tiêu hết noãn hoàng, thức ăn ưa thích của cá là các sinh vật phù du như : Moina, Daphnia, Cyclops, cá có thể ăn được lòng đỏ trứng luộc bóp nhuyển hoặc tôm tép, cá tạp xay thật nhỏ. Từ ngày 10 - 15 ăn được trùng chỉ, nhưng tốt nhất là phối hợp 2 loại thức ăn trùng chỉ và động vật phù du. Ngoài ra có thể cho cá ăn thêm thức ăn chế biến. Một tháng tuổi cá có thể ăn thêm bèo cám và bèo tấm.

b. Ươn cá trong ao đất

Điều kiện ao ương: Ao có diện tích 100 - 200 m2, độ sâu 0,8 - 1 m, có ánh nắng trực tiếp ít nhất 6 giờ/ngày, có thể cung cấp và thoát nước dể dàng. Cách cải tạo ao giống như các loài cá nuôi khác. Sau khi cấp nước, thả Moina và cá bột sau 2 ngày tiếp theo. Mật độ ương từ 300 - 500 con/m2, mổi ngày cho cá ăn thêm 100 - 200 gam bột đậu nành.

Sau một tuần bổ sung thêm trùng chỉ vào khẩu phần ăn của cá (cho cá ăn trên sàn). Tùy theo khả năng ăn mồi của cá mà tăng lượng thức ăn theo ngày tuổi cho phù hợp. Chú ý, định kỳ thay nước mổi Tuần/lần, thường xuyên theo dõi hoạt động của cá vào lúc sáng sớm nhằm kịp thời phát hiện bệnh hoặc địch hại để tìm cách phòng trị.

III. KỸ THUẬT NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ TAI TƯỢNG

Thông thường, cá giống sau khi ương khoảng 2 tháng đạt kích cở 3 – 5 cm thì chuyển sang nuôi cá thịt với hệ thống ao nuôi được cải tạo theo qui trình kỹ thuật hòan chỉnh. Trong điều kiện ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long cá Tai tượng thường được nuôi ghép chung với một số loài cá khác như: cá Tra, Rô phi, Chép, Mè vinh, Trôi Ấn Độ, cá hường, cá Điêu hồng trong các hệ thống ao nuôi ghép hay nuôi kết hợp với tỷ lệ ghép dao động từ 15 - 20 % trong cơ cấu lòai cá thả nuôi. Mật độ thả nuôi dao động từ 5 – 7 con/m2. Trong trường hợp nuôi chung với cá Tra nên thả cá tai tượng với mật độ ghép là 5 – 10 %. Sau chu kỳ thả nuôi ghép 6 – 8 tháng, trọng lượng cá có thể đạt 250 – 350 gram/con.

Ngoài ra cá Tai tượng cũng có thể nuôi chung với nhiều loài cá thả nuôi trong ruộng lúa với tỷ lệ chiếm khoảng 10 - 15 %. Sau 1 chu kỳ nuôi 2 năm, trong lượng cá có thể đạt từ 0.8 kg – 1.2 kg.

No comments:

Post a Comment

Ghi ý kiến của bạn vào ô trống bên dưới.