19 May 2012

Kỹ thuật xây dựng chuồng trại và quy trình chăn nuôi heo

Tôi muốn mở 1 trang trại nuôi heo thịt, nhưng lại chưa có nhiều hiểu biết về cách thức làm trại cũng như cách thức chăn nuôi và đi tìm con giống. Qua hộp thư Trang Web, xin các Cô Chú tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cám ơn.

A/ XÂY DỰNG CHUỒNG TRẠI NUÔI HEO
- Vị trí: Xây chuồng nơi cao ráo, dễ thoát nước.
- Hướng chuồng: Xây như thế nào để chuồng có thể nhận được nắng sáng càng nhiều càng tốt đồng thời che được nắng chiều.
- Chuồng phải tránh được mưa tạt gió lùa vào. Che mát tránh nắng chiều gay gắt.
- Nền chuồng: Phải cao hơn mặt đất 20cm, chắc chắn, không ẩm ướt (độ dốc 1 – 3%), không lót gạch tàu, nên dùng nền xi măng, không trơn trợt
- Ngăn chuồng: Là những ngăn nhỏ (ô chuồng) để nuôi heo. Diện tích ngăn chuồng thay đổi tùy theo loại, hạng heo:
+ Heo sau cai sữa (2 – 4 tháng tuổi): 1m2/con. Ngăn 10m2.
+ Heo 4 – 6 tháng tuổi: 2m2/con. Ngăn 20m2.
+ Heo thịt: 2m2/con.
+ Heo nái khô, nái chửa: 3 – 6m2/con.
+ Heo nái nuôi con: 10m2/con.
+ Heo đực giống: 6m2/con.
- Vách ngăn chuồng: Chiều cao vách ngăn chuồng tùy vào loại heo
+ Heo thịt: 0,8 – 1m (heo ngoại), 0,7 – 0,8m (heo nội).
+ Heo cái: 1 – 1,2m hoặc 0,8 – 1m.
+ Heo đực: 1,2 – 1,4m hoặc 1- 1,2m.
- Cửa: Rộng 0,6 – 0,7m; chiều cao bằng vách ngăn chuồng. Cửa làm bằng thanh sắt hay cây nhưng phải chắc chắn vì heo hay cắn phá.
- Hành lang: Là đường đi ở phía ngoài các ngăn chuồng để người nuôi heo đi qua lại cho heo ăn uống, chăm sóc heo, dọn quét chuồng trại… Hành lang rộng 1,2 – 1,4m.
- Đường mương: Dẫn nước tiểu, nước tắm heo, nước rửa chuồng chảy vào hầm phân hay túi ủ Biogas, độ dốc 0,5%. Có nắp đậy. Hai đầu có lưới sắt chặn để chuột không vào ẩn nấp trong đường mương.
- Hầm phân: Chứa phân, nước tiểu, nước rửa chuồng…
- Ngoài ra túi ủ Biogas cũng giúp cho việc xử lý các chất thải từ chuồng heo, hạn chế các chất hữu cơ thải ra trong môi trường đồng thời cung cấp năng lượng phục vụ đời sống.
- Mái chuồng: thường được lợp bằng lá, ngói, tôn xi măng…(tùy theo điều kiện địa phương). Mái chuồng nên lợp xuôi chiều để nước mưa không ứ đọng. Mái không cao quá dễ bị mưa gió làm lạnh; cũng không nên thấp quá dễ bị nóng, tối, hầm.
- Máng ăn, máng uống: Máng xi măng xây hẳn vào chuồng.
B/ CÁCH THỨC CHĂN NUÔI
- Khi heo mới bắt về, ngày đầu không nên tắm heo, nên cho heo (nhất là heo con) ăn khoảng 1/2 nhu cầu, sau 3 ngày mới cho ăn no, thời gian đầu sử dụng cùng loại thức ăn với nơi bán heo, sau đó nếu thay đổi loại thức ăn thì phải thay đổi từ từ.
- Ngày cho ăn 3 - 4 bữa vào các thời gian 6 giờ sáng, 11 giờ, 17 giờ, có thể cho ăn bữa tối lúc 20 giờ.
- 2 - 3 ngày cần tăng dần khối lượng thức ăn, cho heo ăn hết khẩu phần tránh để thức ăn thừa trong máng. (nên dùng máng ăn tự động).
- Cọ rửa máng sạch sẽ trước khi cho ăn.
- Thường xuyên có nước sạch trong vòi uống tự  động. (Nếu có)
Khẩu phần ăn heo thịt  (bảng 1)
Trọng lượng heo
(kg)
Loại thức ăn
Nhu cầu thức ăn Kg/con/ngày
15-30
Heo con
0,8-1,5
31-60
Heo lứa
1,5-2,3
61-xuất chuồng
Heo thịt
2,3-2,7
Khẩu phần ăn khi dùng loại thức ăn hỗn hợp: 3000 - 3100 Kcal DE/kg TĂ) (bảng 2)
Tuần nuôi
Tăng trọng 700g/ngày
 Tăng trọng 700g/ngày 
P(kg)
Kg Tă/ngày
P(kg)
Kg Tă/ngày
Bắt đầu
20
 
20
 
1
23
1
23
1
2
26
1,1
26
1,1
3
30
1,2
29
1,2
4
34
1,4
33
1,4
5
38
1,6
37
1,6
6
42
1,7
41
1,7
7
47
1,9
45
1,9
8
52
2,1
50
2,1
9
57
2,2
55
2,2
10
62
2,3
60
2,3
11
68
2,4
65
2,4
12
74
2,5
70
2,5
13
79
2,6
75
2,6
14
85
2,7
80
2,7
15
91
2,8
85
2,8
16
96
2,9
90
2,9
17
103
3,0
96
3,0
18
 
 
102
3,1

Tin khác:

No comments:

Post a Comment

Ghi ý kiến của bạn vào ô trống bên dưới.