18 May 2012

KỸ THUẬT TRỒNG DƯA LEO


I. Thời vụ: 
Dưa  leo  có  thể  trồng  quanh  năm. Thích hợp nhất  là vụ Đông xuân  từ cuối  tháng 10-2 dl. 

II. Giống: 
Có  thể  sử  dụng:  các  giống  địa  phương như dưa  leo Bà Cai, Phụng Tường, dưa  leo xanh Long Khánh, dưa leo chuột,... 

Các giống  lai F1 như: Giống Happy 14, Happy  16,  giống  TS  1,  Mỹ  Trắng    (Sm 3001),  Mỹ  xanh  (Sm  3002),  giống  L-04, giống F 1 “33” và F 1 “38”. 

+ Lượng hạt giống:  Giống  địa  phương  cần  trung  bình  250-300 gr/1.000m2.  Các giống F 1: 50-80 gr/1.000m2. 
+ Khoảng cách trồng:  Cây cách cây 30-40 cm 
Hàng cách hàng 1,5-2 m. Nếu có  làm giàn khoảng cách 1,2-1,5m/hàng. 

III. Kỹ thuật trồng
1. Chuẩn bị đất: 
-  Cuốc xới kỹ, dọn sạch cỏ gốc rạ, cây của vụ trước. 
-  Mùa mưa: lên liếp rộng 1,2-1,8 m trồng 2 hàng. 
-  Mùa nắng: lên liếp rộng 0,4-0,7m; cao 20-30 cm trồng 1 hàng. 
-  Đất  ương  cây  con  nên  trộn  phân  hữu  cơ,  tro  trấu  và  đất  phơi  khô  đập nhuyễn theo tỷ lệ 1: 1: 1. 

2. Bón phân: 
+ Phân NPK: 90-60-40  (Tương đương 500kg NPK 16-16-8) 
 + Lượng phân cho 1.000m2
  Phân chuồng       1-2 tấn 
Urê        20 kg 
DAP        20 kg 
Super lân                20 kg 
Kali (KCl)      15 kg 
+ Cách bón:  
  Bón  lót:  1/3  phân  chuồng  +  6-7  kg  kali,  nên  bón  theo  rãnh  trước  khi  trồng  5- 7ngày. 

Bón thúc: 7 ngày sau khi gieo: (7 ngày SKG) urê pha nước tưới 2 kg.  15 ngày SKG: làm cỏ, bón phân (1/3 phân chuồng còn lại, urê 6 kg + kali 4 kg) kết hợp cắm chà cho cây lên giàn. 

25 ngày SKG khi dưa bắt đầu ra hoa rộ: bón 6 kg urê + 4 - 5 kg kali. 

Ngoài ra, còn còn thể dùng phân urê pha nước tưới định kỳ 7 ngày/lần cho dưa nhất là sau khi bắt đầu hái  trái. Có  thể dùng phân phun qua  lá 7 ngày/lần. Nếu thấy dây dưa chậm phát triển. 

3. Làm giàn: 
Dưa leo rất cần làm giàn. Nhất là trong mùa mưa; thường sau khi gieo 12-15 ngày dưa bắt đầu có tua cuống cần phải làm giàn kịp thời. 

4. Chăm sóc 
Tốt nhất nên gieo trong bầu để tiết kiệm hạt giống; nên gieo thêm 3-5% số cây để trồng dặm. 

+ Tưới nước đủ ẩm sau khi gieo. Chủ động tưới tiêu, không để cho cây bị thiếu nước hoặc ngập úng. 

+ Làm cỏ kịp thời, kết hợp làm cỏ với bón phân giúp cho cây tốt không bị cỏ lấn áp. 

Nếu  có điều kiện. Nên áp dụng bạt phủ đất để trồng dưa tiết kiệm được chi phí làm cỏ,  tiết kiệm phân bón, giảm chi phí  thuốc  trừ sâu và có  thể  trồng  tốt  trong mùa mưa. 

IV.  Phòng trừ sâu bệnh: 
Ngoài việc chọn giống  tốt, khi  trồng dưa  leo cần chú ý phòng  trừ các đối  tượng sâu bệnh: 

1. Sâu hại: 
- Bọ trĩ (còn gọi là Bù lạch, rẩy lửa) nên phun thuốc vào buổi chiều, dùng một trong các loại thuốc sau: Confido, Oncol hoặc Sherpa phun trước khi ra hoa.  
- Dòi đục  lá  (sâu vẽ bùa), bọ  rầy,  sâu ăn  lá dùng: Karate, Lannate, Polytrin, Confido,...phun khi chúng mới xuất hiện, tránh giai đoạn cây đang ra hoa rộ. 

Bệnh: 
Bệnh  héo  cây  con  (do  nấm  :  Rhizoctonia,  Fusarium,  Phytopthora,...). Ngoài việc xử  lý đất các  loại  thuốc có gốc đồng như Sulphate đồng, Benlate C 2,5 g/1  lít   nước tưới vào hốc trước khi trồng. Có thể phun ngừa khi cây còn nhỏ bằng: Bonaza, Ridomil hoặc Derosal. 

Bệnh  đốm  lá,  cháy  vàng  lá,  chết  dây  (có  thể  do  nấm):  Cercospora, Pseudoperonospora hoặc Fusarium) có thể sử dụng: Daconil, Til super, Curzate hoặc Derosal để phun ngừa. 
Bệnh đốn phấn: có thể dùng: Ridomil, Aliette, Derosal hay Mancozeb. 

V. Thu hoạch: 
Tùy  theo giống  từ 35-45 ngày sau khi gieo bắt đầu  thu  trái. Hái  trái khi nhẵn vỏ, phẳng gai có màu xanh đặc trưng của giống. Thu trái mỗi ngày/lần, thời gian thu hái trung bình 20-30 ngày/vụ (số lần hái trái phụ thuộc lượng phân hữu cơ bón lót và sự chăm sóc hàng ngày). Lượng trái trung bình 200 kg 1 lần/1.000m2. 
 Năng suất trung bình: 3.000-4.000 kg/1.000m2/vụ.   
                                                     Đơn vị thực hiện: Trung tâm Khuyến nông Cần Thơ

No comments:

Post a Comment

Ghi ý kiến của bạn vào ô trống bên dưới.