KỸ THUẬT TRỒNG DƯA LEO
Dưa leo là một loại rau tương đối dễ trồng, dễ sữ dụng nên nhu cầu
của thị trường tương đối ổn định và có chiều hướng gia tăng. Tùy theo
từng địa phương mà từng người trồng có những kinh nghiệm và những cách
trồng khác nhau. Tuy nhiên để đạt được năng suất và phẩm chất cao người
trồng cần phải áp dụng một số biện pháp kỹ thuật cơ bản sau đây:
1-Về đất trồng: Dưa leo có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng
tốt nhất là đất cát pha, đất thịt nhẹ, tơi xốp và có độ màu mỡ cao. Nên
chọnnhững chân đất có nguồn nước tưới chủ động. có điều cần chú ý là dù
là đất tốt cũng không nên trồng liên tiếp nhiều vụ, năm này qua năm
khác. Sau khi trồng một vài vụ nên luân canh với cây lúa nước hoặc một
số cây trồng khác như hành, nò, rau cải…….(không luân canh với những cây
thuộc họ bầu, bí, mướp, các loại dư….)để hạn chế sâu bệnh phá hại.
2-Thời vụ: Ở các tỉnh phía nam dưa leo có thể trồng được quanh năm,
nhưng tốt nhất là vụ đông xuân (từ tháng 11 đến tháng 2, tháng 3 năm
sau) và vụ hè thu (từ tháng 5 đến tháng 7, tháng 8).
3-Chuẩn bị đất trồng: Phải làm cho đất tơi xốp, sạch cỏ dại. Trước
khi trồng khoảng 7 – 10 ngày nếu có thể nên rãi cho mỗi công rẫy (1000
m2) khoảng 100 kg vôi bột, sau đó tưới ướt nước rồi xới lại để trộn vôi
vào đất và làm cho đất tơi xốp thêm.
Ở vụ Đông xuân ( mùa khô ) lên liếp rộng khỏang 1-1,2 m, cao 2 – 2,5
tấc, chừa mương rộng khoảng 5 – 7 tấc để chứa nước tưới. Mỗi liếp trồng
hai hàng cách nhau 4 – 5 tấc, mỗi hốc cách nhau khoảng 2 – 2,5 tấc, mỗi
hốc gieo 1 – 2 hột, nên gieo thêm một số hột vào bầu đất để trồng dặm.
Ở vụ hè thu (mùa mưa) phải lên liếp cao hơn (khoảng 2,5 – 3 tấc),
liếp rộng khoảng 6 – 7 tấc, mương rộng khoảng 5- 7 tấc, nhớ phải có hệ
thống thoát nước tốt. Mỗi liếp trồng 1 hàng, các hốc cách nhau 2,5 – 3
tấc, gieo mỗi hốc 1 – 2 hạt.
4-Hạt giống: Hiện nay vẫn còn có những người trồng giống địa phương,
nhưng có năng suất cao nên trồng bằng các giống lai F1 vì chúng là những
giống cho năng suất cao như Mummy 331, Mỹ trắng 3252….Tùy theo cách
trồng mà có thể chuẩn bị khoảng 50 – 80 gram hoạt giống cho một công
rẫy. Ngâm hạt giống trong nước sạch và ấm hoặc nước nóng 3 sôi 2 lạnh
trong 2 giờ. Rồi vớt hạt ra để ráo nước và dùng khăn ẩm bọc lại, ủ cho
đến khi nứt nanh thì đem gieo.
5- Chăm sóc bón phân: Khi cây mọc khỏi mặt đất, trồng dặm những cây
bị chết, không dùng phân chuồng tươi. Mỗi công rẫy bón khoảng 1,2 – 2
tấn phân chuồng mục ( hoặc phân hữu cơ vi sinh), khoảng 20 -30 kg Urea,
khoảng 20 -25 kg Kali, và khoảng 30 – 35 kg DAP. Chia ra bón làm 3 lần:
Bón lót toàn bộ phân chuồng, cộng với 5 – 6kg DAP,kết hợp với 3kg
Basudin 10H. Bón thúc lần 1 vào lúc cây có 4 – 5 lá, sắp có tua cuốnvới
lượng 17 – 20kg DAP, 10 -15kg Urea, và 10kg Kali. Bón thúc lần 2 khi cây
dưa sắp ra hoa đầu tiêntoàn bộ số phân còn lại. Trong thời gian thu
hoạch, cứ sau 2 – 3 đợt hái trái lại pha loãng phân NPK (loại 16-16-8
hoặc 20-20-15) tưới bổ sung một lần.
6- Làm giàn: Khi cây có tua cuốn thì cắm chà, chà cao khoảng 2 – 2,5m, cắm theo hình chữ A.
7- Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra ruộng dưa để phát hiện
sớm sâu bệnh và diệt trừ kịp thời, chú ý một số sâu bệnh chính sau đây:
* Sâu xám, dế: Thường xuất hiện lúc cây cin, cắn ngang thân làm chết
cây, dùng Basudin 10H bón vào đất (cùng với lúc làm đất khoảng 3kg/1
công rẫy).
* Sâu vẽ bùa: Thường xuất hiện và gây hại trong suốt vụ dưa, làm hư
hại bộ lá, diệt trừ bằng các loại thuốc như Vertimex, Baythroid, Sherpa,
Sherbush, Decis, Polytrin, Trigard……
* Bù lạch: thường trập trung ở các đọt non để chích hút nhựa cây, làm
dưa chùn ngọn không phát triển được, diệt trừ bằng các loại thuốc như:
Confidor, Oncol, Regent, Polytrin, Selecron….
* Sâu xanh ăn lá: Thường cắn phá lá và vỏ trái làm lá bị hư hại, vỏ
trái bị sẹo, diệt trừ bằng các loại thuốc như: Polytrin, Karate, Sherpa,
Decis….
* Bệnh chết cây con: Làm cho gốc cây bị thối nhũn, cây đỗ ngã mà ngọn
vẫn còn xanh. Dùng thuốc Rovral, Monceren, Ridomil, Validacin….
* Bệnh nứt thân: làm cho phần gốc thân bị nứt, trên vết nứt xuất hiện
chất dịch màu nâu. Phòng trị bằng các thuốc như: Rovral, Derosal….
* Bệnh sương mai: Gây hại cho lá, thường phát triển mạnh khi độ ẩm
không khí cao, chỗ bị bệnh chuyển thành màu nâu, phòng trị bằng các loại
thuốc như: Ridomil, Mancozeb, Daconil, Atracol…..
8- Thu hoạch: Sau khi gieo khoảng 35 – 40 ngày thì dưa cho thu hái
trái. Những trái lớn, da láng bóng là có thể thu hái được, không nên để
trái lớn mới hái như vậy sẽ ăn không ngon và ảnh hưởng đến các đợt thu
trái sau. Khoảng 2 -3 ngày thu hái một lần. Nếu biết cách chăm sóc tốt
một vụ có thể cho thu từ 20 – 25 đợt trái./.
No comments:
Post a Comment
Ghi ý kiến của bạn vào ô trống bên dưới.