19 May 2012

KỸ THUẬT NUÔI HEO NÁI HẬU BỊ



Nuôi heo nái hậu bị nhằm mục đích có heo nái đạt được tuổi thành thục sinh dục sớm để chuẩn bị cho thời kỳ mang thai lần đầu. Đây là giai đoạn quyết định trong việc nuôi heo đẻ do đó nên chọn theo những cách sau:

- Chọn theo tiêu chuẩn giống: Khi quyết định chọn giống nào để nuôi thì cần tuân thủ quy định của giống đó về ngoại hình, tốc độ tăng trưởng và chế độ dinh dưỡng. Những quy định này có thể tìm hiểu từ cơ sở sản xuất giống hoặc các hiệp hội giống heo, nghĩa là tìm hiểu tiêu chuẩn của họ đưa ra về giống đó.

- Chọn theo ngoại hình: Tuỳ thị yếu, điều kiện nuôi và mức độ đầu tư mà chọn theo ngoại hình thích hợp. Làm sao để đạt được những yêu cầu sau:

+ Heo nái có thân hình thon, dài đòn, mông nở, vai nở, không nên chọn heo mông lép, vai lép.

+ Bộ xương lớn, chắc chắn, biểu lộ ở điểm khấu đuôi to, đuôi dài. Không nên chọn loại heo có khấu đuôi nhỏ, đuôi ngắn, có tật đuôi.

+ Vú: Số vú từ 12 đến 14, núm lộ rõ, khoảng cách giữa các núm trên một lô hàng phải đều nhau. Không nên câu nệ số vú chẵn hay lẻ.

+ Chân: Thẳng, không dị tật, vòng bàn chân sau to, móng chân thẳng, xoè đều, ngón chân ngắn, bước đi vững vàng bằng móng. Tránh chọn heo có vòng bàn chân nhỏ, yếu, móng dài, chân nhỏ yếu, móng chân dài ngắn không đều.

+ Đuôi luôn ve vẩy hoặc vấn một vòng cong.

+ Hoa ửng (nếu là heo trắng), không nên chọn heo có hoa nhỏ, tái.

- Chọn theo lý lịch, gia phả: Chúng phải là con của những heo nái mẹ có năng suất đẻ cao. Do đó, bạn cần ghi chép sổ sách năng suất sinh sản, lý lịch đầy đủ của heo để dựa vào làm cơ sở mà chọn.

Các heo được chọn phải là con của heo ở lứa đẻ từ thứ hai đến thứ năm (không chọn ở lứa đẻ đầu tiên). Nên chọn những con khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, lớn nhất đàn ở ổ heo nhiều con, heo mẹ tiết sữa tốt, khối lượng cai sữa cao hơn mức trung bình, đặc biệt là heo không bị mắc bệnh truyền nhiễm, heo trong vùng bị dịch bệnh …

- Kinh nghiệm nuôi và chăm sóc:

Nên cho heo ăn tự do để đạt trọng lượng 85 – 90 kg trong thời gian ngắn. Chế độ ăn và nhu cầu dinh dưỡng như sau:
Bảng 1: Chế độ ăn và nhu cầu dinh dưỡng

Khi thực hiện chế độ ăn và dinh dưỡng như bảng trên, lúc heo ở tháng tuổi thứ 6, nên bổ sung thêm vitamin A, D3, E. Sau đó, cho ăn theo định lượng khi heo cân nặng từ 65kg đến lúc phối giống (nếu là heo ngoại thì cho ăn tự do đến lúc nặng 85 – 90 kg mới cho ăn hạn chế).
Bảng2: Thức ăn hàng ngày của heo nái hậu bị


Mỗi ngày cho heo ăn 2 – 3 lần, buổi sáng và chiều là bữa chính, còn lúc trưa thì cho ăn ít hơn.

Có thể cho heo dùng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh của các cơ sở sản xuất thức ăn có nhãn ghi chất lượng và cách sử dụng. Tuy nhiên, cần theo dõi mức tăng trưởng, phát dục của heo dể kịp thời bổ sung chất dinh dưỡng lúc cần. Ngoài ra, có thể mua thức ăn đậm đặc giàu đạm và các chất dinh dưỡng khác của cơ sở sản xuất, có ghi nhãn thành phần và cách hướng dẫn pha trộn với nguyên liệu đa lượng (cám, tấm, bắp…) và tỷ lệ Premix vitamin – khoáng. (Còn nữa)

Nên cho heo dùng hai loại thức ăn trên ở dạng khô, đặt máng nước gần máng ăn để heo vừa ăn vừa uống.
 Bảng 3:Công thức thức ăn cho heo nái hậu bị


Lúc heo 6 tháng tuổi là lúc nên cho heo ăn theo chế độ hạn chế, khẩu phần ăn tối đa là 2kg thức ăn hỗn hợp hoàn chình, ngoài ra cho ăn thêm 1 – 1,5kg rau tươi.

Trong giai đoạn chuẩn bị phối giống cho heo, có thể dùng phương pháp Flushing (kích thích sinh sản) để nuôi dưỡng, nhằm giúp cho số trứng rụng lúc lên giống nhiều hơn.

Cho heo ăn hạn chế đến ngày thứ 10 giữa hai lần lên giống và cho ăn số lượng nhiều hơn từ 0,5 – 0,75 kg cho đến khi heo lên giống. Nếu không muốn heo lên giống ngay thì lặp lại quá trình này vào giữa hai lần lên giống kế tiếp.

Nếu cho phối giống cho heo ngoại, nên phối 3 lần cách nhau 12 giờ (lúc này bộ phận sinh dục của heo màu hồng đã chuyển sang tái, có nhiều dịch nhờn, keo dính, tai heo dỏng lên …) như thế heo mới có số con đậu thai tăng lên.

Sau khi phối, nên kiểm tra xem heo đã đậu thai chưa. Không nên cho phối giống lại vào ngày 18 – 20 và 30 – 35 sau khi phối. Đến ngày 60 – 65 thì có thể dùng dụng cụ siêu âm để kiểm tra thai heo.

Ngoài ra có thể kiểm tra bằng cách quan sát sự thay đổi biểu mô của âm đạo và nồng độ progesteron trong máu heo …

Không nên thay đổi chỗ ở của heo ngay sau khi phối, cần tắm trải heo hàng ngày, không để thời tiết nóng bức ảnh hưởng đến heo.
Theo http://www.khoahocchonhanong.com.vn

No comments:

Post a Comment

Ghi ý kiến của bạn vào ô trống bên dưới.