Kỹ thuật nuôi ếch đồng
Ếch không chịu được rét, suốt mùa đông ếch ẩn nấp trong hang tránh rét, sang mùa xuân ấm áp mới đi lại kiếm ăn. Nên bắt đầu nuôi ếch từ mùa xuân, tháng 2-3 dương lịch. Dưới đây là cách chuẩn bị ao và lồng nuôi, cũng như tiêu chuẩn chọn ếch giống sao cho hiệu quả nhất.Chuẩn bị ao và lồng nuôi
Ao nuôi ếch không cần
sâu, có thể tận dụng các ao rộng, căng lồng dọc bờ ao để nuôi. Nước ao
sạch, có thể thay nước khi cần. Ao nên tẩy vôi khử trùng hay khử trùng
bằng thuốc tím 100g/m2 mặt ao trước khi nuôi.
Thiết kế lồng nuôi ếch là việc làm quan trọng của nghề nuôi ếch lồng. Lồng được căng trên ao nhờ các cọc tre tạo thành khung cắm sâu xuống đáy ao. Dùng lưới nylon (cỡ 60 mắt/m2) quây thành lồng nuôi. Kích thước lồng dài 2m, rộng 1,5m và cao 1m, chân lưới cắm sâu trong đất 5-10cm. Với kích thước lồng như thế này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ếch sinh trưởng tốt và tiện lợi cho chăm sóc quản lý của người nuôi.
Nước trong ao nên duy trì 40-50cm, bên trong lồng bố trí các tấm xốp phủ nylon lên trên gọi là "sàn lồng" nổi lên trên mặt nước để ếch có thể nhảy xuống uống nước hay leo lên ngồi trên sàn lồng, đồng thời là nơi cho ếch ăn hàng ngày. Diện tích phần sàn lồng nổi chiếm 2/3 diện tích mặt nước. Mỗi lồng nuôi với kích thước như trên có thể thả 200-250 con ếch giống (khoảng 5-6g/con).
Thiết kế lồng nuôi ếch là việc làm quan trọng của nghề nuôi ếch lồng. Lồng được căng trên ao nhờ các cọc tre tạo thành khung cắm sâu xuống đáy ao. Dùng lưới nylon (cỡ 60 mắt/m2) quây thành lồng nuôi. Kích thước lồng dài 2m, rộng 1,5m và cao 1m, chân lưới cắm sâu trong đất 5-10cm. Với kích thước lồng như thế này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ếch sinh trưởng tốt và tiện lợi cho chăm sóc quản lý của người nuôi.
Nước trong ao nên duy trì 40-50cm, bên trong lồng bố trí các tấm xốp phủ nylon lên trên gọi là "sàn lồng" nổi lên trên mặt nước để ếch có thể nhảy xuống uống nước hay leo lên ngồi trên sàn lồng, đồng thời là nơi cho ếch ăn hàng ngày. Diện tích phần sàn lồng nổi chiếm 2/3 diện tích mặt nước. Mỗi lồng nuôi với kích thước như trên có thể thả 200-250 con ếch giống (khoảng 5-6g/con).
Tiêu chuẩn ếch giống
Ở
Việt Nam có nhiều giống ếch như ếch đồng, ếch xanh, ếch gai... song
nuôi ếch đồng là có giá trị hơn cả: ếch đồng dễ nuôi, ít bị bệnh, chóng
lớn, con giống rẻ. Ếch giống 35-40 ngày tuổi đạt trọng lượng 5-6g/con,
chọn những con khỏe mạnh, không bị dị hình, kích cỡ đồng đều. Thả mỗi
lồng nuôi 1-1,5kg ếch giống. Tùy thời điểm nuôi trong năm mà giá ếch
giống (giống ếch đồng) dao động 30.000-50.000 đồng/kg.
Chăm sóc
Ếch
thích ăn côn trùng, cá, tôm, cua... song nuôi ếch công nghiệp nên dùng
thức ăn hỗn hợp như thế sẽ kinh tế và có nguồn thức ăn ổn định. Thức ăn
hỗn hợp trong nuôi ếch thịt thương phẩm nên dùng loại kích thước 2-4mm,
hàm lượng đạm 30%. Cho ếch ăn với lượng thức ăn chiếm 4-5% khối lượng
ếch nuôi, ngày cho ăn một lần. Khi cho ếch ăn, vãi thức ăn lên sàn lồng,
theo dõi ếch ăn để điều chỉnh lượng thức ăn sao cho ếch ăn được nhiều
nhưng không để dư thừa thức ăn, vừa gây tốn phí, vừa làm bẩn nước nuôi.
Cần chú ý kiểm tra lồng nuôi, phát hiện kịp thời các khe hở, lỗ hở, các
sinh vật ăn thịt ếch (chuột, rắn...) làm hao hụt số lượng ếch nuôi. Hằng
tháng cần phân loại ếch để tách nuôi riêng những con không cùng kích
cỡ, tránh để những con lớn ăn thịt con nhỏ.
Trong quá trình nuôi, ếch có thể bị mắc một số bệnh như bệnh chướng hơi, bệnh đường ruột, bệnh trùng bánh xe... nguyên nhân chủ yếu do nước nuôi bẩn, môi trường nuôi bị ô nhiễm. Để phòng bệnh, cần giữ sạch nước nuôi, nếu nước bẩn, nước tù đọng, nước bị chua... cần thay nước mới. Tuyệt đối không để nước ao bị nhiễm các hóa chất bảo vệ thực vật, các loại thuốc diệt cỏ. Khu vực nuôi cần được giữ yên tĩnh ếch mới ăn nhiều và chóng lớn. Thức ăn phải sạch, không bị thối hỏng. Khi phát hiện ếch bị bệnh cần điều trị kịp thời và dứt điểm, nếu con ếch nào chết cần loại bỏ ngay.
Trong quá trình nuôi, ếch có thể bị mắc một số bệnh như bệnh chướng hơi, bệnh đường ruột, bệnh trùng bánh xe... nguyên nhân chủ yếu do nước nuôi bẩn, môi trường nuôi bị ô nhiễm. Để phòng bệnh, cần giữ sạch nước nuôi, nếu nước bẩn, nước tù đọng, nước bị chua... cần thay nước mới. Tuyệt đối không để nước ao bị nhiễm các hóa chất bảo vệ thực vật, các loại thuốc diệt cỏ. Khu vực nuôi cần được giữ yên tĩnh ếch mới ăn nhiều và chóng lớn. Thức ăn phải sạch, không bị thối hỏng. Khi phát hiện ếch bị bệnh cần điều trị kịp thời và dứt điểm, nếu con ếch nào chết cần loại bỏ ngay.
Thu hoạch, vận chuyển
Sau
khi nuôi 3-4 tháng, trọng lượng ếch đạt 80-100g/con, mỗi lồng nuôi có
thể cho thu từ 12-20kg ếch thịt. Trước khi thu hoạch, ngừng cho ăn để
ếch bài tiết hết phân, và gom ếch lại nuôi với mật độ dày để ếch quen
dần trước khi tập hợp ếch để vận chuyển. Lúc đánh bắt cần nhẹ nhàng,
tránh sây sát. Để vận chuyển ếch, dùng bao tải, túi lưới... cho ếch vào
trong, nhúng nước rồi vận chuyển. Nhìn chung cần giữ cho da ếch luôn ướt
khi vận chuyển thì ếch sẽ không bị chết.
No comments:
Post a Comment
Ghi ý kiến của bạn vào ô trống bên dưới.