18 May 2012

KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ PHI GIFT CÁ ĐIÊU HỒNG

Cá rô phi dòng GIFT (giống Oreochromis) là kết quả nghiên cứu về vấn đề cải thiện chất lượng giống cá rô phi của ICLARM (trụ sở đặt tại Philipine). Vào năm 1994, Bộ Thuỷ sản nước ta đã nhập dòng cá này vào Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I (Bắc Ninh). Sau đó, tại đây các nhà khoa học tiếp tục nhân giống dòng cá này và phân phối cho các tỉnh trong cả nước với mục đích là cải thiện chất lượng giống cá rô phi trên phạm vi toàn quốc. Đây là dòng cá có sức tăng trưởng nhanh, sức kháng bệnh tốt nên hiện nay chúng được nuôi với qui mô lớn nhằm đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ nội địa và cho xuất khẩu.
Cá điêu hồng cũng là một dòng cá rô phi thuộc giống Oreochrons nhưng thân có màu đỏ hoặc màu hồng nên nó còn gọi là cá rô phi đỏ. Hiện nay, cá điêu hồng được nhiều người ưa chuộng, giá cá thịt đang ở mức cao nên chỉ tiêu nội địa là chính.
Điều kiện ao nuôi:
Trong việc nuôi thâm canh cá rô phi dòng GIFT hoặc cá điêu hồng đơn tính đực, điều kiện ao nuôi là một trong những yếu tố quan trọng - quyết định đến kết quả nuôi. Dưới đây là những tiêu chuẩn của một ao nuôi thâm canh cá rô phi hoặc điêu hồng đơn tính đực.
- Diện tích ao ít nhất là 1.000 m2, độ sâu mực nước 1,5-2,5 môi trường.
- Ao thoáng mát, độ che phủ mặt nước ao không quá 30% tổng diện tích mặt nước.
- Đáy ao không nhiều bùn (lớp bùn dày 10 – 15 cm).
- Nước có chất lượng tốt:
+ pH từ 6,5 – 7,5
+ Ôxy hoà tan trên 3 mg/L
+ Độ trong từ 20-40 cm
+ Nước ngọt hoặc nước lợ (độ mặn từ 0 đến 15%)
- Chủ động trong việc cấp và tháo nước.
Chuẩn bị ao nuôi:
Việc chuẩn bị ao nuôi có ý nghĩa quyết định đến kết quả nuôi. Nếu chuẩn bị ao đúng kỹ thuật thì mầm bệnh khó có cơ hội phát triển và diệt hết cá tạp, cá dữ. Chuẩn bị ao gồm các công việc sau:
- Tẩy dọn ao: Sau khi tháo cạn nước, dùng vôi nông nghiệp (CaCO3) rãi đều khắp đáy ao với lượng 7 – 10 kg/100 m2. Nếu vùng đất nhiễm phèn, có thể bón vôi từ 10 – 15 kg/100 m2.
- Phơi nắng ao từ 1-2 ngày rồi lọc nước cho vào ao khoảng 10 cm nước. Kế đến dùng FIDIS với liều từ 2 đến 2,5 lít/1.000 m2 phun đều khắp mặt nước và bờ ao.
Thả cá giống
- Tiêu chuẩn cá thả nuôi:
+ Cá có nguồn gốc rõ ràng và tỷ lệ cá đực ít nhất 90%.
+ Khoẻ mạnh, không sây sát, mất nhớt;
+ Màu xanh đen và sọc rõ (cá GIFT), không có điểm đen trên thân (cá điêu hồng);
+ Cỡ cá thả đồng đều (cá lồng 6, lồng 8 hoặc lồng 10).
- Mật độ thả:
+ Chủ động nước ra vô: 10-12 con/m2 mặt nước;
+ Thay nước định kỳ: 8-9 con/m2 mặt nước
- Thời gian thả cá: tốt nhất buổi sáng ( 8 – 11 giờ sáng).
- Sát trùng cá trước khi thả vào ao bằng BROOTTM5X với liều 5ppm (5 cc BROOT/m3 nước). Hoà tan BROOT vào thau nước theo liều trên rồi nhúng vợt có cá vào thau khoảng 5 giây.
- Ngay sau đó, thả cá vào ao nuôi.
Thức ăn cho cá:
- Nên cho cá ăn bằng thức ăn viên để dễ dàng kiểm soát lượng thức ăn thừa và hạn chế sự thất thoát thức ăn cũng như kiểm soát được chất lượng nước ao nuôi.
- Khẩu phần ăn dao động từ 2-5% tổng trọng lượng cá. Một ngày cho cá ăn 2-3 lần.
- Không dùng phân chuồng để bón ao.
- Cho cá ăn theo bèo tấm
- Nên cho cá ăn thêm một trong các loại sản phẩm sinh học sau đây nhằm tăng cường sức đề kháng, khả năng tiêu hoá của cá và phòng bệnh hữu hiệu.
+ AQUALACTTM: 3-5g/kg thức ăn (cho ăn 3-4 lần/tuần);
+ PROFS: 3 g/kg thức ăn (1 lần/ngày, cho ăn liên tục);
+ BONDS: 10-15 g/kg thức ăn ( 1 lần/ngày, cho ăn liên tục).
Chăm sóc cá và ao nuôi
- Thường xuyên theo dõi hoạt động, nổi đầu của cá, nhất là vào sáng sớm và mức độ ăn của cá.
- Định kỳ thay nước ao khi cần thiết (nếu có điều kiện).
- Định kỳ 10-15 ngày khử trùng nước và xử lý đáy ao bằng:
+ XORBS: 1-1,5 kg/1.000 m2 hoặc ENVIRON – AC tho hướng dẫn trên sản phẩm;
+MIZUPHORTM: 0,1 lít/1.000 m3
+ Hoặc dùng WOLMIDTM: 0,1 kg/1.000 m3
Nguồn: Trại Thực nghiệm Thủy sản, Khoa Thủy sản/Trường Đại học Nông lâm TP.HCM

No comments:

Post a Comment

Ghi ý kiến của bạn vào ô trống bên dưới.