Kỹ thuật nuôi cá điêu hồng
|
I. XUẤT SỨ CỦA CÁ ĐIÊU HỒNG
Tên
"Điêu hồng" được dịch từ tiếng Trung Quốc để chỉ một loài cá thuộc họ
cá tráp ở biển (Plectorynchus), và chúng rất giống loài cá rô phi đỏ.
Xuất
sứ cá rô phi đỏ từ Đài Loan. Năm 1968, người ta phát hiện một số cá bột
rô phi (Oreochromis mosambicus – rô phi cỏ) có màu đỏ, do bị đột biến
"bạch tạng" không hoàn toàn. Người ta tiếp tục cho lai O. mosambicus đột
biến bạch tạng với loài O. niloticus (rô phi vằn) được thế hệ F1 có 30%
là rô phi màu đỏ, những cá thể này có những chấm đen ở hai bên cơ thể
gần như đối xứng nhau. Những cá thể F1 đỏ này tiếp tục được sinh sản và
đã nâng được tỷ lệ đỏ lên 80%. Dòng cá này có thể đạt 500 – 600 gam hoặc
hơn sau 5 tháng nuôi, đạt 1.200 gam trong 18 tháng.
Năm
1975, xuất hiện một cá cái rô phi đỏ có màu sáng và nặng 1.200 gam
trong vòng 18 tháng. Cho lai con này với con rô phi đỏ khác thì được 4
nhóm: đỏ, nâu, đen, trắng nhạt. Dòng đỏ và trắng nhạt hoàn toàn không
còn chấm đen. Cho dòng đỏ này sinh sản thì có tỷ lệ màu đỏ của F1 cao và
màu đỏ rất ổn định. Vì dòng cá này có hình dạng và màu đỏ rất giống cá
tráp đỏ ở biển nên mới có tên "Điêu hồng" (tráp đỏ).
Người
ta còn lai rô phi màu đỏ với dòng O.aureus cho ra được F1 có 65% màu đỏ
toàn là đực, 35% màu đen thì có 7 - 8% là cá cái. Cá F1 lớn nhanh nhất
là con đực, có thể đạt cở 2 – 3 kg.
Khi lai cá rô phi đỏ với dòng O. urolesis hornorum thì cho ra F1 có 65% đỏ, 35% đen và 100% là cá đực.
Ở
Việt Nam, trường Đại học Cần Thơ đã nhập 1 đàn cá rô phi đỏ từ AIT (năm
1990) và thử nghiệm nuôi, nghiên cứu về sinh học, khả năng chịu đựng
của rô phi đỏ với độ mặn, pH, nhiệt độ,...
Từ
năm 1997, rô phi đỏ được nhập về để nuôi thương phẩm. Hiện nay chúng đã
phát triển tốt trong điều kiện khí hậu của ta và là đối tượng nuôi có
giá trị kinh tế.
II. KỸ THUẬT NUÔI CÁ ĐIÊU HỒNG
1. Đặc điểm sinh học
Cá điêu hồng (con lai F1 loài O. mosambicus với loài O.
niloticus) nên có đặc điểm sinh học tương đối giống cá rô phi. Cá ăn tạp
thiên về mùn bả hữu cơ. Điều kiện môi trường thích hợp cho sinh trưởng
và phát triển là: nhiệt độ 22-30oC, pH 6-8, ôxy hòa tan > 1,5 mg/l.
Cá điêu hồng có sức sống kém hơn bố mẹ chúng, nhưng tăng trưởng nhanh
hơn. Ở Đài Loan sau 5 tháng nuôi cá đạt trọng lượng > 500g/con, sau
18 tháng nuôi cá đạt trọng lượng khoảng 1.200g/con.
2. Nuôi đơn bán thâm canh trong ao
1. 1. Chuẩn bị ao:
- Diện tích ao: từ 500 m2 trở lên, sâu 1,5 – 2 m.
-
Ao gần nguồn nước, chất lượng nước sạch và không ô nhiễm, có cống cấp
thoát nước chủ động và chắn lưới giữ không cho cá dữ, rắn, ếch,...vào
ao.
-
Chuẩn bị ao để thả cá giống: tát cạn, bắt cá tạp cá dữ, lấp hang hốc
cua, rắn, sên vét bớt bùn đáy (bùn đáy cao 15-20 cm), kiểm tra độ cao bờ
chắc chắn không bị ngập do nước lũ.
Rải vôi bột 8 – 12 kg/ 100 m2, phơi nắng vài ngày cho đáy ao se mặt. Sau đó lọc nước vào ao đạt độ sâu.
1.2. Chọn cá giống:
- Cỡ cá: 5 – 7 cm (5 – 6 gam/ con), cỡ đồng đều, cá giống màu vàng gạch, không lẫn cá đen hay cá đốm, có thể là cá đơn tính đực.
- Cá giống khỏe thường bơi lội thành đàn.
1.3. Thả cá giống :
- Mật độ thả: 30 – 40 con/ m2.
- Thả cá vào lúc sáng sớm hoặc chiều, khi trời mát.
1.4. Thức ăn
1.3.1. Thức ăn chế biến
Nơi không có điều kiện sử dụng thức ăn viên hoặc có sẵn nguyên liệu chế biến, gồm các nguyên liệu:
Cám : 20 – 30%
Tấm : 20 – 30%
Rau xanh (nghiền nhỏ) : 10 – 20%
Bột cá (bột ruốc) : 30 – 35%
Bột đậu nành : 10 – 20%
Premix khoáng/ vitamin : 1 – 2%
Phối
chế các nguyên liệu để đạt hàm lượng đạm (protein) 18 – 20%, trộn đều
các nguyên liệu đã nghiền nhỏ, nấu chín rồi vo thành viên (nếu có điều
kiện) hoặc rải mỏng và phơi se mặt, sau đó cho cá ăn (rải một chổ hoặc
để vào sàn ăn), cho ăn 2 lần/ ngày, khẩu phần 4-5% trọng lượng thân. Hệ
số thức ăn từ 3,2 – 3,5 là đạt yêu cầu và có hiệu qủa kinh tế.
1.3.2. Thức ăn viên
Thức
ăn viên nổi của các nhà máy chế biến, chọn loại thức ăn có mùi thơm hấp
dẫn với cá, hàm lượng đạm 20 – 28%, kích thước viên thức ăn thay đổi
thích hợp kích thước cá. Cho ăn ngày 2 lần, khẩu phần 2 – 3% trọng lượng
thân/ngày. Thức ăn được rải trên mặt nước, phía trên gió, ở một vị trí
cố định.
1.4. Quản lý chăm sóc:
- Mổi sáng sớm nên thăm cá để kiểm tra sức khỏe cá và chất lượng nước ao.
- Thay nước cho ao khi cần và giữ độ sâu ổn định. Nếu lợi dụng được thủy triều thì rất kinh tế.
-
Điều chỉnh thức ăn hằng ngày cho hợp lý theo sức ăn và tăng trưởng của
cá. Hằng tháng đánh bắt một ít cá kiểm tra tăng trưởng để đánh giá tốc
độ tăng trưởng của cá mà điều chỉnh thức ăn cho phù hợp.
-
Giữ nước ao luôn xanh màu vỏ đậu, khi nước ao xanh đậm hoặc đen nên kịp
thời thay nước mới, kết hợp cho cá ăn đều đặn để giữ màu nước ổn định.
-
Không nên kéo dài thời gian nuôi > 6 tháng, vì sau 6 tháng cá cái
thành thục và chậm lớn. Do đó cần phải quản lý và chăm sóc cá tốt để cá
đạt cỡ thương phẩm mà chưa thành thục và sinh sản.
Trong
thời gian nuôi ta thường gặp một vài cá thể bị chết do một vài nguyên
nhân sau: môi trường thay đổi (ôxy, pH,...), nước ao dơ, đáy ao nhiều
bùn bã hoặc quấy động ao làm cá quảng sợ chui xuống bùn không hô hấp
được rồi chết.
Phòng bệnh: Cá điêu hồng có sức sống kém, vì vậy phòng bệnh cho cá là điều cần thiết.
+ Không cho ăn thức ăn thừa, ôi thiu.
+ Giữ nước ao luôn sạch, không bị ô nhiễm.
+ Nên trộn vitamin vào thức ăn (theo chỉ dẫn) trong suốt thời gian nuôi để tăng cường sức khỏe cho cá.
+
Đến mùa bệnh (khi mưa nhiều, nhiệt độ thấp và thay đổi) cần bón vôi
(bằng cách lắng nước vôi trong rải khắp ao) 2-3kg/100 m3 nước 3
ngày/lần, bón 2-3 lần.
1.5. Thu hoạch:
Khi
cá đạt cỡ cá thương phẩm, giá bán cao ta tiến hành thu hoạch. Nên thu
đồng loạt một lần, thời gian thu càng nhanh càng tốt, vì khi đánh bắt
làm quấy động ao và thay đổi môi trường, cá còn lại trong ao ăn kém hoặc
không ăn và thường bị chết.
Sau khi thu hoạch xong, chọ thời gian thích hợp, tiếp tục chuẩn bị ao như lần trước để nuôi vụ tiếp theo.
3. Nuôi mô hình kết hợp (gà – cá, cút – cá ,...)
Có
thể áp dụng mô hình nuôi này ở những gia đình có chăm nuôi gia cầm.
Thái Lan là nước rất phát triển loại hình nuôi kết hợp này với quy mô
khá lớn và nuôi thâm canh.
-
Ao nuôi có diện tích 200 m2 trở lên (ao càng lớn càng tốt). Có thể xây
chuồng gà, cút, vịt,...trên ao hoặc trên bờ ao. Phân gia cầm trực tiếp
đưa xuống ao cho cá ăn.
- Cá giống: Cỡ cá thả 5 – 7 cm, cá đơn tính đực thì tốt, có thể ghép với một số cá khác như cá hường, mè trắng (10 – 15%).
- Thức ăn: Chủ yếu tận dụng phân gia cầm và thức ăn dư thừa của gia cầm.
-
Cung cấp thức ăn liên quan đến mật độ nuôi và số lượng gia cầm nuôi. Có
thể thả ở mật độ 50 – 60 con/ m2 và phải cho ăn bổ sung thêm thức ăn
khi cá lớn.
Quản lý chăm sóc: Thường xuyên kiểm tra ao và theo dõi hoạt động của cá mỗi ngày.
- Nhìn màu nước ao để đánh giá chất lượng nước tốt hay xấu, thức ăn thiếu hay thừa:
+
Nước có màu xanh đậm hoặc đen, có nhiều bọt là nước bắt đầu bị ô nhiễm,
do lượng phân từ gia cầm cho vào ao thừa. Nên thay nước và điều chỉnh
lại thức ăn.
+ Nước màu xanh nhạt là nước tốt.
- Mỗi sáng sớm kiểm tra hoạt động của cá, sức khỏe cá và môi trường ao để kịp thời xử lý.
- Sau khi cho cá ăn thức ăn bổ sung 20-30 phút kiểm tra lượng thức ăn đủ hay thiếu để điều chỉnh cho thích hợp.
- Thu hoạch: Có thể thu hoạch đồng loạt và thả tiếp vụ mới, đánh tỉa thả bù chỉ nên áp dụng ở những ao nhỏ, nuôi tận dụng.
Theo vinhlong.agroviet.gov.vn
|
18 May 2012
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment
Ghi ý kiến của bạn vào ô trống bên dưới.